01:58 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông thôn mới - Nhìn từ những điển hình tiên tiến

Thứ tư - 17/02/2016 04:23
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã trải qua giai đoạn đầu (2010 - 2015); nhiều cách làm hay, sáng tạo, bài học kinh nghiệm được hình thành. Tựu trung bộ mặt nông thôn nhiều đổi thay, đời sống người dân được cải thiện, thu nhập ổn định. Xây dựng NTM đã thực sự đi vào cuộc sống.

Quảng Ninh - Cách làm riêng

Quảng Ninh xây dựng NTM theo cách riêng, bằng việc cụ thể hóa cho từng lực lượng "Công - nông liên minh xây dựng NTM"; "Thành thị giúp đỡ nông thôn xây dựng NTM"; "Nông dân tự sáng tạo xây dựng NTM"; "Quân đội chung sức xây dựng NTM"; "Doanh nghiệp đồng hành xây dựng NTM"…

Số xã đạt chuẩn NTM tại Quảng Ninh cao hơn bình quân chung cả nước (13,6% so với 11,2%); không có xã dưới 5 tiêu chí. Cùng đó, địa phương thí điểm mô hình "Nông thôn tiên tiến" nhằm nâng cao chất lượng và phát triển nông thôn bền vững. Quảng Ninh vinh dự là một trong 10 tỉnh đi đầu cả nước trong xây dựng NTM; dẫn đầu 15 xã miền núi phía Bắc đạt chuẩn NTM.

Điển hình là Đông Triều, huyện đầu tiên của khu vực phía Bắc và thứ 4 của cả nước được công nhận đạt chuẩn NTM. Có được kết quả này do địa phương xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong từng giai đoạn của từng vùng để chỉ đạo, tạo động lực và sức lan tỏa thúc đẩy xây dựng NTM diện rộng. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời các biện pháp tháo gỡ khó khăn. Ngoài ra, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực tiễn, quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất. Đến năm 2014, Đông Triều đã có 15/19 xã đạt chuẩn NTM; trong đó, 11 xã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và 1 xã được tặng thưởng công trình phúc lợi trị giá 1 tỷ đồng.

 

Hải Hậu dẫn đầu tỉnh Nam Định

Từ 19 tiêu chí chung, huyện Hải Hậu cụ thể hóa thành 8 tiêu chí gia đình NTM và 12 tiêu chí về xóm NTM. NTM không chỉ đổi thay về hạ tầng cơ sở mà còn phát huy giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục. Để cuộc vận động xây dựng NTM thành hiện thực, huyện chú trọng công tác tư tưởng. Phải làm sao để mỗi người dân, thôn xóm, tổ dân phố thấy rõ được việc xây dựng NTM không chỉ làm đổi thay bộ mặt nông thôn mà còn trực tiếp mang lại lợi ích cho người dân.

nông thôn mới nam định

Những con đường khang trang, sạch sẽ ở huyện Hải Hậu, Nam Định - Ảnh: CTV

 

Hà Nội với điểm sáng Đan Phượng

Để đạt kết quả cao nhất trong xây dựng NTM, Đan Phượng đặc biệt coi trọng tuyên truyền dưới nhiều hình thức; phối hợp huy động nguồn vốn; cùng đó, thực hiện đề án "Dồn điền đổi thửa", bước đột phá tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa chuyên canh, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, toàn huyện có 100% số xã đạt chuẩn NTM, 15/15 xã được phê duyệt quy hoạch; xây dựng 6 cụm công nghiệp làng nghề, phát triển 534 doanh nghiệp, thu hút 6.200 lao động; thu nhập bình quân 28,8 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,2%.

Hà Nội đã có 141 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 10% số xã đạt chuẩn của cả nước; 81 xã hoàn thành xây dựng NTM trình Thành phố công nhận năm 2015; 3 huyện Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức đủ điều kiện đề nghị Chính phủ công nhận huyện NTM. Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, đến 2020, Hà Nội sẽ tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao và bền vững. Tiếp tục huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, phấn đấu có hơn 70% số xã đạt tiêu chí quốc gia.

 

Đồng Nai với huyện NTM đầu tiên

Cơ chế kinh tế  Đồng Nai chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng GDP bình quân ngành nông nghiệp từ 2011 đến nay 4,74%; giá trị trên 1 ha trồng trọt và nuôi trồng thủy sản 100 triệu đồng, tăng hơn 37 triệu đồng so năm 2010; thu nhập bình quân trên 32 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 11 triệu đồng so năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1% năm 2014. Đồng Nai đã có các huyện Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh đạt huyện NTM đầu tiên của cả nước.

điển hình nông thôn mới

Giao thông nông thôn được bê tông hóa ở Đồng Nai

Điển hình là thị xã Long Khánh, với phương châm "lấy phát triển sản xuất làm gốc, nâng cao đời sống nhân dân làm mục tiêu, lấy lợi ích mang lại cho người dân và cộng đồng làm động lực và lấy sự đồng lòng, góp sức của cộng đồng ngư dân là bí quyết của thành công". Long Khánh đã xây dựng được 10 hợp tác xã, 59 tổ hợp tác, câu lạc bộ năng suất cao. Thu nhập bình quân năm 2014 là 38,6 triệu đồng/người, tăng hơn 2 lần so năm 2009.

 

TP Hồ Chí Minh huy động tổng lực

5 năm xây dựng NTM, TP Hồ Chí Minh có hơn 6.211 công trình giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở văn hóa, chợ… được đầu tư; 19.650 hộ dân hiến hơn 2 triệu m2 đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Thành phố đã có 54/56 xã đạt chuẩn NTM. Tổng kinh phí thực hiện hơn 18.786 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương chỉ chiếm 0,11%, thành phố 32,39%, huy động từ cộng đồng 67,5%.

Củ Chi là huyện đầu tiên hoàn thành các tiêu chí NTM. Trong xây dựng NTM, người dân địa phương không tiếc của cải, đất đai, hoa màu, vật kiến trúc và tự phá bỏ tài sản hàng tỷ đồng để các công trình xây dựng đường giao thông nông thôn, làm đèn chiếu sáng dân lập… được thi công thuận lợi. Theo đó, 1.629 người dân hiến hơn 300.000 m2 đất, trị giá hơn 119 tỷ đồng. Toàn huyện có 1.674 tuyến đường; trong đó, 684 km được bê-tông nhựa bóng, 267 km cấp phối sỏi đỏ. Cùng đó, Củ Chi đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ, giữ tỷ lệ trồng trọt phù hợp; toàn huyện có 65.000 con bò sữa, cung cấp 550 tấn sữa/ngày; 242 ha trại cá (cá cảnh 21,5 ha); diện tích hoa cảnh 587 ha; thu nhập bình quân 40 triệu đồng/người/năm, tăng gần 2 lần so năm 2010.

>> Tính đến tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so năm 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã. Ở cấp huyện, đã 11 đơn vị được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.


Theo: thuysanvietnam.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 292

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 287


Hôm nayHôm nay : 36755

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1174859

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71402174