18:19 EDT Chủ nhật, 21/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông thôn mới - Sinh kế mới

Thứ tư - 23/11/2016 07:52
Qua 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và hơn 3 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong bối cảnh thế giới có những biến động lớn, tình hình trong nước kinh tế vĩ mô tăng trưởng chậm… với quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt và linh hoạt, sáng tạo của Chính phủ, hệ thống chính trị và nhân dân đã đồng thuận, tích cực vào cuộc. Vì vậy, Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng, người dân thay đổi được nhận thức, phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách. Đây là chương trình huy động nguồn lực lớn nhất trong tất cả chương trình đã triển khai. Kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, thuận lợi cho sản xuất và mưu sinh của nông dân, thu nhập bình quân đầu người tăng.
 

Tuy nhiên, trong xây dựng nông thôn mới không ít địa phương còn nóng vội, chạy theo số lượng và thành tích cho đủ 19 tiêu chí, còn chất lượng ra sao thì ít quan tâm. Chính vì vậy, dẫn đến việc đồng ý nhưng không đồng thuận. Có nhưng nơi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, nhưng không thay đổi về hình thức sản xuất, chưa tạo ra giá trị mới, con người mới, cốt cách mới. Hay nói cách khác, mới tập trung vào cơ thể, chỉ chú ý đến xây dựng kết cấu hạ tầng, mà chưa chú ý đến tâm hồn, đó là tổ chức sản xuất, tăng giá trị, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân. Tái cơ cấu nông nghiệp chưa tạo ra sự tăng trưởng bền vững, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chậm lại, nông thôn thiếu bóng các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Chất lượng và giá trị sản phẩm, sức cạnh tranh thấp. Vệ sinh an toàn thực phẩm, phân bón, thức ăn chăn nuôi giả, kém chất lượng, diễn biến phức tạp. Việc làm, thu nhập và đời sống của một bộ phận nông dân còn khó khăn.

  Nguồn: ITN

Trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn và thách thức. Đối với nông nghiệp, có hai mâu thuẫn lớn là sản xuất nhỏ mà thị trường rộng lớn, đầu tư thấp mà rủi ro rất cao. Đối với nông thôn thì đang gặp 6 điểm nghẽn là đất đai, chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sản xuất, liên kết vùng và doanh nghiệp trong nông thôn. Đối với nông dân, có 5 khó khăn: Thiếu vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường, ô nhiễm môi trường và lúng túng trong xây dựng thương hiệu. Từ tình hình trên, đề nghị Chính phủ tập trung vào 3 nội dung:

Thứ nhất, rà soát lại các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới cho phù hợp và khả thi. Muốn vậy, nên phân thành hai loại tiêu chí: Tiêu chí cứng và tiêu chí mềm. Tiêu chí cứng ở đây đề nghị tập trung thống nhất trong cả nước và các địa phương phải thực hiện như xây dựng kết cấu hạ tầng, tổ chức lại sản xuất, môi trường, quốc phòng, an ninh và y tế, giáo dục. Trong tiêu chí cứng cũng phải có tiêu chí mềm. Ví dụ, xã gần thành phố hay phường thì không nhất thiết phải xây dựng trạm y tế mà đến thành phố và thị xã khám chữa bệnh cho thuận lợi và chất lượng. Tiêu chí mềm thì tùy theo các điều kiện hoàn cảnh của địa phương có thể điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của địa phương, chứ không để tất cả 19 tiêu chí đều là tiêu chí cứng.

Thứ hai, xây dựng nông thôn mới phải đi vào thực chất, tập trung vào chất lượng, không chạy theo số lượng, bảo đảm phù hợp với mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu. Nông thôn mới phải tạo ra sinh kế mới, giá trị mới, con người mới, đời sống mới, dinh dưỡng mới. Phát huy được quyền chủ thể của nông dân, có như vậy mới tạo ra động lực để huy động được nguồn lực của toàn xã hội.

Tái cơ cấu nông nghiệp phải đi bằng “hai chân”. Một, tổ chức lại sản xuất, tích tụ ruộng đất, gắn với liên kết sản xuất và thị trường. Thị trường sẽ quyết định đến vấn đề sản xuất. Phải phá thế manh mún đầu tư để việc ứng dụng công nghệ và cơ giới hóa thuận lợi hơn. Liên kết ở đây không nhất thiết phải xóa bỏ hộ sản xuất nhỏ mà phải gắn chặt liên thông toàn diện, liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết ngang là nông dân với nông dân; liên kết dọc là nông dân với doanh nghiệp để tạo ra mắt xích trong sản xuất chuỗi. Hai, phải tập trung vào khoa học công nghệ. Nhà nước phải đầu tư tín dụng cho cơ sở nghiên cứu khoa học để khoa học thực sự dẫn dắt, là đầu tàu tạo ra các loại giống đồng nhất và chất lượng cao để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, bố trí lại nguồn lực vốn, tăng vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Vì, hai lĩnh vực này chính là trụ cột cho thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Theo Lại Xuân Môn/daibieunhandan.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 244

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 59122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 979364

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64965308