02:40 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông thôn mới đã đạt được những gì sau 6 năm?

Thứ năm - 13/04/2017 02:51
LTS: Sau giai đoạn 1 (2010-2015), đến nay, cả nước đã có trên 2.621 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Bước sang giai đoạn mới, Chương trình xây dựng NTM sẽ cần đổi mới nhiều hơn cả về chất lượng, tư duy và hành động. Đó cũng là những nội dung được bàn thảo, đề cập tại hội nghị toàn quốc Văn phòng Điều phối (VPĐP) NTM sẽ diễn ra vào ngày 15.4 tại tỉnh Hà Tĩnh.

Tính đến thời điểm này, bình quân cả nước đã đạt 13,7 tiêu chí/xã. Đây là thành công rất lớn của các địa phương trong quá trình triển khai xây dựng NTM trong giai đoạn vừa qua. Sang giai đoạn mới, nhiều ý kiến cho rằng các thách thức, khó khăn sẽ chồng chất hơn giai đoạn cũ, nếu không có sự tin tưởng và đồng lòng thực hiện thì chương trình sẽ rất khó đạt các mục tiêu đề ra.

Chỉ còn 210 xã đạt dưới 5 tiêu chí

Theo VPĐP NTM T.Ư (Bộ NNPTNT), cùng với 2.621 xã đạt chuẩn, nước ta đã có 33 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 3 huyện so với năm ngoái. Nếu như năm 2015, cả nước vẫn còn 5 tỉnh chưa có xã nào đạt chuẩn NTM thì sang đầu năm 2017, 100% số tỉnh, thành phố đã có xã đạt chuẩn. Tuy vậy, hiện nước ta vẫn còn 210 xã đạt dưới 5 tiêu chí NTM, giảm 47 xã so với năm 2016.

 nong thon moi da dat duoc nhung gi sau 6 nam? hinh anh 1

Người dân xây dựng đường nông thôn tại Nghệ An.  Ảnh:  M.T

Một trong những thành công lớn của chương trình, đó là dù triển khai trong bối cảnh nhiều khó khăn, song tổng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương để triển khai xây dựng NTM vẫn đạt 6.897 tỷ đồng. Theo đó, nguồn vốn này chủ yếu được phân bổ cho các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển giáo dục ở nông thôn; đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…

Theo đánh giá của VPĐP NTM T.Ư, đến nay chương trình đã có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng và đi vào chiều sâu. So với năm 2015, chúng ta đã có 5 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn và có thêm 1.091 xã đạt chuẩn NTM, tăng 12,2% so với cuối năm 2015. Hầu hết các địa phương đã có kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức triển khai. Cả nước đã có 1.759 xã có cán bộ chuyên trách về xây dựng NTM; 85% số thôn/ấp trên cả nước đã thành lập Ban Phát triển thôn.

Đánh giá về điều này, ông Hồ Xuân Hùng – nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Tổng hội NNPTNT Việt Nam cho biết, đến nay Chương trình xây dựng NTM cũng là chương trình duy nhất có bộ máy giúp việc đồng bộ và thống nhất ở tất cả các cấp từ T.Ư đến địa phương. Nhờ đó, công tác tuyên truyền, vận động nguồn lực cho chương trình được triển khai hiệu quả; người dân và cộng đồng ngày càng hiểu rõ lợi ích và tích cực tham gia hơn vào xây dựng NTM.

Đặc biệt, bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 – 2020 dù mới được ban hành, song do phù hợp hơn với điều kiện thực tế nên đã nhận được sự đồng thuận cao của các địa phương. Đến nay, đã có 19/63 tỉnh, thành phố chủ động ban hành bộ tiêu chí về xã NTM của địa phương mình và bắt tay vào thực hiện theo bộ tiêu chí mới.

“Đáng chú ý, trong quá trình xây dựng NTM, nhiều địa phương đã có cách làm rất sáng tạo, mạnh dạn thử nghiệm hướng đi mới và rất hiệu quả. Ví dụ như mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu ở Lào Cai, Nam Định, Hà Tĩnh, Hậu Giang…; mô hình “Làng đô thị xanh” của Đà Lạt (Lâm Đồng); một số địa phương chủ động ban hành kế hoạch và nâng chất tiêu chí đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn như TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai... Đây chính là những mô hình điển hình, tạo chất xúc tác cho các địa phương khác học tập” - ông Hùng nói.

Giai đoạn mới –thách thức mới

Theo VPĐP NTM T.Ư, mục tiêu đề ra của chương trình đến năm 2020 là có khoảng 50% số xã đạt chuẩn NTM; khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn. Mục tiêu đề ra là vậy, nhưng xét trong bối cảnh kinh tế – xã hội của đất nước hiện nay, có ý kiến cho rằng phải hết sức nỗ lực mới có thể phấn đấu đạt được.

Trước đó, trong một số kỳ họp của Quốc hội, các đại biểu đã nhiều lần chỉ ra những khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, những vấn đề được nêu lên trên nghị trường Quốc hội vẫn chưa được xử lý triệt để, kéo dài từ năm này qua năm khác và có dấu hiệu khó khăn hơn trong giải quyết.

Đơn cử như chuyện nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, đến nay tổng số nợ xây dựng cơ bản của Chương trình xây dựng NTM là khoảng 8.812 tỷ đồng. Con số này tuy đã giảm 42,3% so với cùng kỳ năm 2016, nhưng thực tế cho thấy chỉ có 17/63 tỉnh, thành là không nợ đồng nào.

Để tháo gỡ khó khăn và tránh nợ đọng trong xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020, ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh VPĐP NTM T.Ư cho rằng, các địa phương cần bám sát Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội đã thông qua về nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ thực hiện chương trình giai đoạn 2, tối thiểu là 63.155,6 tỷ đồng (gấp khoảng 3,8 lần so với giai đoạn 1). “Các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản của chương trình; xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm trước năm 2019, không để phát sinh nợ mới. Riêng các địa phương tự cân đối ngân sách phải chủ động bố trí ngân sách địa phương để cơ bản xử lý dứt điểm số nợ đọng trước tháng 6.2018” - ông Tiến nói.

Bên cạnh thách thức trên, trong 19 tiêu chí thì tiêu chí về môi trường tính bền vững rất yếu và đang là vấn đề bức xúc của xã hội, kể cả đối với những địa phương đã được công nhận đạt chuẩn. Việc áp dụng chung quy định, tiêu chí cho tất cả các vùng, miền cũng đang gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Ngoài ra, vẫn có không ít nơi vì chạy theo thành tích nên huy động quá sức dân, huy động cả hộ nghèo, người cao tuổi, hộ chính sách... đóng góp cho NTM.

Hiện không khí xây dựng NTM đã có phần lắng xuống, không sôi nổi như thời kỳ đầu. Do đó tới đây, các cấp, bộ ngành phải nghiên cứu, ban hành một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp hơn để phát huy được các nguồn lực khác trong nhân dân, doanh nghiệp. Đặc biệt là trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay cần có sự chuyển biến về chất, cũng như cần tìm thêm động lực mới cho xây dựng NTM”.

Chủ tịch Tổng hội NNPTNT Việt Nam Hồ Xuân Hùng 


Theo: Minh Huệ/danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 20078

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1263682

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72946391