Quan trọng hơn là đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
Báo NNVN đã có cuộc trao đổi với ông xung quanh những kết quả đạt được và nhóm giải pháp xây dựng chương trình này trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Minh Tiến |
Thưa ông, được biết, Chính phủ đánh giá rất cao những thành tựu mà Bộ NN-PTNT đạt được trong chương trình xây dựng NTM năm 2017. Ông có thể khái quát những kết quả nổi bật?
Chúng tôi đánh giá kết quả nổi bật nhất là chương trình đã đi vào thực chất hơn, hiệu quả hơn và liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân tiếp tục được chú trọng với những đổi mới về phương pháp và cách thức truyền thông. Trong thời gian qua, Bộ NN-PTNT (cơ quan thường trực Chương trình MTQG xây dựng NTM) đã tích cực phối hợp với các Ban của Đảng, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội đẩy mạnh nhiều hoạt động hưởng ứng Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; đồng thời, tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trong chỉ đạo, giám sát các địa phương thực hiện tiêu chí đạt chuẩn còn thiếu bền vững.
Bên cạnh các hoạt động truyền thông, Bộ NN-PTNT đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, các cách làm hay, mô hình hiệu quả, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng NTM thông qua các hội nghị, hội thảo, các sản phẩm truyền thông (báo chí, sách, cẩm nang, phim phóng sự, cuộc thi...).
Vai trò của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương như thế nào trong chương trình này, thưa ông?
Năm 2017, Bộ NN-PTNT đã ban hành Bộ tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng NTM các cấp (gồm 14 chuyên đề). Căn cứ Bộ tài liệu này, các địa phương đã chủ động ban hành kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp, nhất là cán bộ cấp xã, thôn, bản, ấp.
Năm qua, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương đã thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của các địa phương theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã tổ chức kiểm tra tại 4 tỉnh (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên, Bắc Kạn).
Đồng thời, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương chủ động tổ chức một số đoàn kiểm tra, giám sát theo chuyên đề nhằm nắm bắt tình hình triển khai thực tế để có các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn các địa phương thực hiện hiệu quả hơn các cơ chế, chính sách của Trung ương đã ban hành.
Để kịp thời chấn chỉnh việc huy động nguồn lực thực hiện Chương trình của các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trong thực hiện Chương trình.
"Rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai của giai đoạn trước và tiếp tục nâng cao chất lượng các kết quả đạt chuẩn đảm bảo thực chất và bền vững, Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG của nhiều tỉnh, TP đã chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chương trình ở cơ sở.Qua đó, đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những địa phương để xảy ra tình trạng chạy theo thành tích, huy động quá sức dân, có tư tưởng “chùng lại” trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM sau khi đã được công nhận đạt chuẩn...".- Ông Nguyễn Minh Tiến |
Bộ NN-PTNT còn phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến của người dân đánh giá, giám sát về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện để tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Qua hơn 01 năm triển khai Hướng dẫn 78/HD-MTTW đã khẳng định rõ vai trò của MTTQ các cấp trong việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM.
Thưa ông, kết quả đã rõ. NTM đã dần đi vào thực chất, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề như bệnh thành tích, nguồn lực xây dựng ở các địa phương cạn kiệt… Đây có phải là những hạn chế trong công tác xây dựng NTM?
Chúng tôi cho rằng, khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các vùng, miền của cả nước vẫn còn khá lớn, cụ thể: Vùng ĐBSH (63,33% số xã đạt chuẩn), Đông Nam Bộ (63,22%) thì miền núi phía Bắc (15,53%), Tây Nguyên (22,50%), ĐBSCL (29,43%)...
Trong khi một số địa phương đã cơ bản hoàn thành xây dựng NTM trên địa bàn (như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Nam Định...) để chuyển sang giai đoạn nâng chất và xây dựng NTM kiểu mẫu, thì một số địa phương khác mới chỉ có một vài xã đạt chuẩn (như Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng).
SX nông nghiệp mặc dù đã chuyển biến nhưng nhìn chung vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành được nhiều chuỗi giá trị SX bền vững nên thu nhập của người dân còn bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức SX nông nghiệp còn chậm.
Nhiều địa phương đã xác định được sản phẩm chủ lực để tập trung phát triển nhưng thiếu sự tham gia của DN, HTX nên đến khi thu hoạch vẫn còn lúng túng tìm kiếm thị trường tiêu thụ, bị tư thương ép giá...
Một số tỉnh có nợ xây dựng cơ bản lớn, nhưng kết quả xử lý trong năm 2016 và 2017 còn chậm nên khó đảm bảo về tiến độ theo quy định của Quốc hội nếu như không có các giải pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới, nhất là các địa phương tự cân đối ngân sách (Vĩnh Phúc, Hải Phòng).
Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng ở một số địa bàn, phức tạp, khó xử lý, trong đó có ô nhiễm nguồn nước ở các tuyến sông, kênh, mương...
Thời gian tới, khắc phục những vấn đề này thế nào, thưa ông?
Chúng tôi xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về NTM gắn với tuyên truyền kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” nhằm biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng NTM; khuyến khích, thu hút DN, doanh nhân, nhất là thanh niên trí thức khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn…
Làm đường giao thông nông thôn |
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình; hướng dẫn và đôn đốc các địa phương triển khai hiệu quả các Đề án xây dựng NTM đặc thù, các Đề án thí điểm xây dựng NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020...
Ưu tiên thúc đẩy hỗ trợ phát triển SX theo chuỗi giá trị, nhất là SX nông nghiệp sạch - an toàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu nhập người dân nông thôn một cách bền vững.
Cụ thể các giải pháp là gì, thưa ông?
Một là, đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP” giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên phạm vi cả nước ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức SX nông nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX theo Luật năm 2012, trong đó, tập trung hoàn thành và tổ chức thực hiện Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, trong đó, có ít nhất 1.500 HTX ứng dụng công nghệ cao.
Chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, hợp lý và giữ gìn được những đặc trưng và bản sắc nông thôn truyền thống xanh - sạch - đẹp.
Đẩy mạnh xử lý môi trường ở những nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng (làng nghề, bãi tập trung chôn lấp, xử lý rác, nước thải...).
Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá và giữ gìn an ninh trật tự: Gắn xây dựng NTM với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Khuyến khích và thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội thu hút số lượng lớn người dân tham gia.
Xin cảm ơn ông!
Hết năm 2017, cả nước có khoảng 39% số xã (khoảng 3.500 xã) được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng khoảng 5% so với năm 2017; có ít nhất có 54 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Bình quân tiêu chí/xã cả nước tăng thêm tối thiểu 0,5 tiêu chí/xã so với năm 2017; Giảm số xã đạt dưới 05 tiêu chí xuống dưới 60 xã. Đến nay, 100% tỉnh, TP trực đã thành lập Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh; có 580/644 đơn vị cấp huyện thuộc 63/63 tỉnh, TP đã thành lập VPĐP cấp huyện (đạt 90,06%); 34 tỉnh, TP đã bố trí cán bộ chuyên trách về xây dựng NTM ở cấp xã. Tỉnh Bắc Kạn và Cà Mau đã thành lập chung Văn phòng Điều phối xây dựng NTM và giảm nghèo cấp tỉnh. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn