05:38 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi đủ thứ, nào chim bé tí, gà "mặt nhọ", kiếm vài chục triệu/tháng

Thứ năm - 27/02/2020 18:41
Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí, rồi làm việc cho một công ty đóng tàu ở Hải Phòng với lương tháng cả chục triệu đồng, nhưng anh Đoàn Văn Trang (40 tuổi) ở xóm 1, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) quyết định bỏ việc về quê nuôi gà, chăm chim…Làm nông, nuôi chim bé tí, gà "mặt nhọ" đem lại cho anh thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.

Kỹ sư cơ khí về quê nuôi gà

Hơn 6 năm trước, anh Đoàn Văn Trang là kỹ sư cơ khí làm việc cho một công ty đóng tàu ở Hải Phòng. Mức lương hơn chục triệu đồng mỗi tháng của anh khi cũng khiến nhiều người phải mơ ước. Ai cũng nghĩ, anh sẽ yên tâm làm việc cho đến ngày cầm sổ lương về quê. Nào ngờ đâu, anh lại đột ngột quyết định bỏ việc về quê.

 nuoi du thu, nao chim be ti, ga 'mat nho', kiem vai chuc trieu/thang hinh anh 1

Kỹ sư cơ khí xịn về quê nuôi đủ thứ, từ chim cút, đến gà ác, mỗi tháng bỏ túi vài chục triệu đồng ở Thanh Hóa.

Tưởng anh Đoàn Văn Trang về quê là có việc nhẹ, lương cao hơn, ai ngờ anh lại đi nuôi gà, chăm chim…cả ngày chân tay lấm lem đất cát, đầu tắt mặt tối...Thấy vậy, nhiều người lắc đầu tiếc hùi hụi thay cho Trang, rằng bao nhiêu công sức học hành, thi cử để có một công việc ổn định lương cao giờ lại bỏ, về làm nông dân khác nào tự làm khổ mình.

“Vì đam mê nông nghiệp từ nhỏ nên cứ rảnh rỗi, anh Trang lại vào mạng internet tìm đọc các bài báo viết về nông nghiệp, các mô hình chăn nuôi, mô hình trồng trọt...Đọc nhiều, anh thấy cũng có nhiều người kỹ sư, cử nhân như mình về quê lập nghiệp rất thành công. "Sau khi lập gia đình, chán cảnh xa nhà nên tôi quyết định về quê lập nghiệp…”- anh Trang tâm sự.

Năm 2015, anh Trang về quê và quyết định khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu sinh sản. Nhưng đời đâu như là mơ. Cứ nghĩ nuôi con chim bồ câu chắc ăn, ít rủi ro và nhanh thu hồi vốn…nhưng ngay lần đầu nuôi chim bồ câu bị chết gần hết khiến anh rơi vào cảnh trắng tay, bao nhiêu vốn liếng tích góp đều bay hết theo đàn chim.

Nguyên nhân dẫn đến thất bại do anh thiếu kinh nghiệm nuôi chim bồ câu, không am hiểu về tập tính của loài chim bồ câu này dẫn đến đàn chim cứ chết dần, chết mòn. Hơn 700 triệu đồng đầu tư vào nuôi chim bồ câu bỗng nhưng không cánh mà bay khiến anh rơi vào trạng thái tuyệt vọng, chán chường...

 nuoi du thu, nao chim be ti, ga 'mat nho', kiem vai chuc trieu/thang hinh anh 2

Một trong những vật nuôi hiện nay trong trang trại của anh Trang là gà ác. Gà ác-giống gà lông màu đen, nội tạng màu đen có công dụng bồi bổ sức khỏe, bổ dưỡng hơn gà thường. Mỗi 100g gà ác có khoảng 22,3g protid và 2,3g lipid trong khi gà thường chỉ khoảng 18,2 – 20,3g protid nhưng có đến từ 7,5 -1 0,5g lipid. Theo kinh nghiệm của Đông y, thịt gà ác có tác dụng làm tăng sức dẻo dai, cải thiện công năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.

“Ngày đó, tôi yếu, thiếu về kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi nên mua phải chim bồ câu giống chất lượng kém. Dù chim giống là bồ câu bố mẹ đã ghép cặp nhưng càng nuôi về sau chim càng chết nhiều. Năm đó bị chết tới gần 2/3, giá một cặp chim giống bố mẹ thời điểm đó là 450.000 đồng, số còn lại thì dặt dẹo nuôi cả 6 tháng mà đẻ cũng chả ra làm sao khiến tôi vỡ mộng thật sự..”- anh Trang nhớ lại.

Bỏ túi 40 triệu/tháng nhờ kiên trì, chịu khó

Sau lần thất bại nuôi chim bồ câu, vốn liếng hết nên anh Trang cẩn thận hơn với các khoản đầu tư tiếp theo. Lần này anh quyết định đầu tư vào mô hình nuôi gà ác kết hợp nuôi chim cút. Vì theo anh Trang đây là 2 loại vật nuôi ngắn ngày, đầu ra ổn định, vốn đầu tư ban đầu thấp, gia bán ổn định và đặc biệt cho thu nhập khá cao.

 nuoi du thu, nao chim be ti, ga 'mat nho', kiem vai chuc trieu/thang hinh anh 3

Anh Đoàn Văn Trang bỏ túi 40 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi gà ác lai và chim cút thịt thương phẩm.

Sau nhiều lần mở rộng quy mô, đến nay anh Trang đang nuôi hàng nghìn con gà ác lai và hàng vạn con chim cút  thịt thương phẩm. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Trang xuất bán ra thị trường 2.000 gà ác lai, loại 300g-400g/con với giá bán là 100.000 đồng/kg; xuất chuồng từ 12.000 đến 15.000 con chim cút thịt thương phẩm với giá từ 8-10.000 đồng/con, tùy vào từng thời điểm. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình anh Trang lãi 40 triệu đồng.

Theo anh Trang, so với các loại gia cầm khác thì nuôi gà ác lai và chim cút chắc ăn hơn hẳn, do thời gian nuôi ngắn, ít bị dịch bệnh, tốn ít diện tich chuồng nuôi, chi phí thức ăn thấp…Đặc biệt, nuôi gà ác, nuôi chim cút thịt thời gian thu hồi vốn khá nhanh...

“Sau khi trừ hết các chi phí như tiền: giống, cám, điện, thuốc thang, hao hụt… thì một con gà ác lai sau 30 ngày nuôi sẽ cho lãi khoảng gần 10.000 đồng, còn đối với chim cút là 2.000 đồng/con. Chỉ cần 100m2 đã nuôi được cả nghìn con rồi và dễ dàng kiếm được từ vài triệu cho đến gần 10 triệu đồng/tháng”- anh Trang tiết lộ.

 nuoi du thu, nao chim be ti, ga 'mat nho', kiem vai chuc trieu/thang hinh anh 4

Mỗi tháng cơ sở nuôi chim cút bé tí của anh Trang xuất bán ra thị trường từ 1,2 đến 1,5 con chim cút thương phẩm.

Anh Đoàn Văn Trang cho hay, chim cút và gà ác lai là những mặt hàng đang được thị trường rất ưa chuộng nên nuôi đến đâu là có người đến bắt hết tới đó. Có nhiều thời điểm giá gia cầm tăng giảm chóng mặt nhưng giá gà ác, giá chim cút không hề thay đổi, vẫn giữ giá ổn định. Chính vì thế nuôi chim cút và nuôi gà ác lai chắc ăn hơn hẳn so với các loại gia cầm khác.

Khi hỏi về kỹ thuật nuôi gà ác, kỹ thuật nuôi chim cút, anh Trang chia sẻ, muốn có hiệu quả khi nuôi gà ác hay nuôi chim cút cũng đòi hỏi phải tinh nhạy trong chọn giống cũng như phòng bệnh, trong đó khâu vệ sinh trong chăn nuôi là hàng đầu.

"Một ngày có thể cho chim cút ăn chục lần nhưng yêu cầu thức ăn phải tươi mới, nước uống phải sạch sẽ, có bổ sung thường xuyên chất điện giải và chất khoáng, vitamin. Để gà ác tăng trưởng tốt, chuồng nuôi đòi hỏi phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè và nuôi trong lồng sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất...", anh Đoàn Văn Trang.
Theo Phạm Anh/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 43023

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1243537

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71470852