08:21 EDT Thứ hai, 30/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi loài đẻ xong chết, khách Tây tham quan, bán cho nhà hàng

Chủ nhật - 15/12/2019 18:52
Nhờ nuôi dế để cho khách du lịch tham quan và cung cấp cho nhiều nhà hàng trên địa bàn TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) mà gia đình bà Nguyễn Thị Tình (47 tuổi, thôn 2, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập ổn định và tạo nên điểm đến du lịch thú vị tại địa phương.

Trên cung đường du lịch Đà Lạt – Nam Ban, chắc hẳn nhiều khách du lịch sẽ ngạc nhiên và thích thú với mô hình cho du khách tham quan trại dế Anh Tuấn tại xã Mê Linh.

Đây được xem làm điểm du lịch được nhiều khách du lịch nước ngoài-“khách tây” tham quan khi di chuyển trên cung đường này bằng xe máy. Một lần đầu tháng 12, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi trên con đường tỉnh lộ 725 và đã ghé thăm vào điểm du lịch nuôi dế để tìm hiểu cách làm đặc biệt của chủ nhà.

 nuoi loai de xong chet, khach tay tham quan, ban cho nha hang hinh anh 1

Trang trại dế của gia đình bà Tình được du khách tham quan ưa thích. Tới trang trại nuôi dế này, khách du lịch có thể tự mình tìm hiểu các công đoạn nuôi dế, thậm chí, nếu không sợ thì có thể bắt một vài chú dế lên để ngắm...

Đón khách nhiệt tình là bà Nguyễn Thị Tình, biết là phóng viên nên bà Tình đã dẫn vào khu vực nuôi dế của gia đình mình để giới thiệu. Bà Tình cho biết gia đình bà đã nuôi dế được nhiều năm, đến nay đã là điểm du lịch được nhiều khách tham quan khi di chuyển từ TP. Đà Lạt về thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà).

 nuoi loai de xong chet, khach tay tham quan, ban cho nha hang hinh anh 2

Bà Tình giới thiệu trang trại dế của gia đình mình.

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, bà Tình kể lại: “Gia đình tôi từ huyện Mê Linh, TP Hà Nội vào Lâm Đồng đã được 30 năm. Cách đây chục năm thì bắt đầu nuôi chuột bạch. Ban đầu, nhà tôi cũng định lấy mô hình nuôi chuột bạch để cho khách du lịch tham quan. Thế nhưng ngặt nỗi, đầu ra cho con chuột bạch không có, người mua ít nên đã chuyển qua nuôi dế...Không ngờ nhiều du khách lại thích thú".

"Hồi đầu mới nuôi dễ cũng rất khó khăn. Lúc đó dế thịt thành phẩm thì mới chỉ được khoảng 20kg, tuy số lượng ít nhưng đầu ra cũng rất khó. Chồng tôi phải lấy xe máy mang dế đi hết các ngõ ngách ở TP. Đà Lạt đế chào hàng cho các nhà hàng, quán nhậu. Một, rồi hai, rồi ba nhà hàng nhận lấy dế làm món ăn. Rồi khó khăn cũng dần qua đi, số lượng dế nuôi cung cấp cho các nhà hàng cũng tăng lên, kinh tế cũng dần ổn định và bớt khó khăn”, bà Tình tâm sự.

 nuoi loai de xong chet, khach tay tham quan, ban cho nha hang hinh anh 3

Để có được đơn hàng mua dế, chồng bà Tình đã phải đi chào hàng khắp các con hẻm trên địa bàn TP. Đà Lạt.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dế hiệu quả của gia đình, bà Tình cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, vòng đời của 1 con dế là 100 ngày, để trứng dế nở  sẽ mất từ 1 đến 10 ngày. Điều đặc biệt, những con dế mẹ sau khi đẻ trứng vào những khay mùn cưa  xong thì chúng sẽ chết.

Trong căn nhà diện tích chỉ vài chục mét vuông, bà Tình cùng chồng xây dựng được 8 ô nuôi dế với diện tích hơn 4m2 mỗi ô. Tại đây, thức ăn chính mà bà Tình cho dế ăn là cám, rau, cỏ. Mỗi ngày dế sẽ được cho uống nước 4 lần bằng cách dùng máy phun lên bề mặt cỏ được đặt trong mỗi ô nuôi dế.

 nuoi loai de xong chet, khach tay tham quan, ban cho nha hang hinh anh 4

Bà Tình phun nước cho dế uống 4 lần mỗi ngày.

“Sau khi dế trưởng thành đủ để bán thương phẩm thì cắt thức ăn trong 2 ngày, tiếp theo toàn bộ dế trưởng thành sẽ được cho vào nước lạnh ngâm, sau đó đưa đi hấp chín rồi để nguội, cuối cùng là làm đông lạnh. Mỗi ô nuôi dế trưởng thành cho thu từ 5 - 10 kg, loại dế này hiện nay gia đình tôi chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, khách đi câu, hộ nuôi chim kiểng và các hồ câu cá giải trí....", bà Tình tiết lộ.

Theo bà Tình, việc nuôi dế cũng để phục vụ cho du lịch nên việc số lượng bán ra cũng khác nhau tùy vào mỗi tháng và nhu cầu của các nhà hàng. Hiện nay, gia đình bà bán dế chỉ với giá từ 150 – 200 ngàn đồng/kg...

 nuoi loai de xong chet, khach tay tham quan, ban cho nha hang hinh anh 5

Bà Tình cho biết, những con dế mẹ sau khi đẻ trứng vào những khay mùn cưa sẽ chết. Lý giải về điều đặc biệt này, bà Tình cho hay, loài dế có vòng đời ngắn, thường dế không sống được quá 100 ngày kể từ khi con non nở ra từ trứng.

Theo bà Tình, loài dế có vòng đời ngắn, chỉ sống được không quá 100 ngày kể từ khi con non nở ra từ trứng. Đặc điểm này cần được người nuôi dế nắm bắt kỹ để tránh việc để dế nuôi quá lứa, vừa tốn công chăm sóc, tốn thức ăn mà còn gây giảm sản lượng do dế chết vì quá già...

Hiện, tại trang trại dế của gia đình bà Tình còn nuôi cá sấu, đà điểu, chuột để cho khách tham quan, trở thành địa điểm du lịch được yêu thích tại địa phương. 

Theo Phong Lâm/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 37533

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1405894

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68636057