09:54 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lợn đen địa phương-nông dân vẫn yên tâm được giá

Chủ nhật - 14/05/2017 05:43
Trong khi người dân nhiều nơi đang loay hoay với việc tiêu thụ đàn lợn đã đủ tuổi xuất chuồng do giá cả quá thấp, thì nông dân ở xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) vẫn đang duy trì và tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi lợn đen địa phương.

Hiện nay, tổng đàn lợn trên địa bàn xã Tân Lập có trên 1.200 con. Trong đó, đàn lợn đen địa phương chiếm hơn 60%, nuôi ở hầu hết các thôn trên địa bàn xã, đặc biệt tập trung nhiều ở các thôn đồng bào Mông, Dao như Phiêng Đén, Nà Sắm, Nà Lịn...

 nuoi lon den dia phuong-nong dan van yen tam duoc gia hinh anh 1

Từ 2 con lợn nái ban đầu được hỗ trợ theo dự án, đến nay gia đình chị Lý Thị Chung ở thôn Phiêng Đén đã có lợn giống để duy trì và phát triển đàn lợn. Ảnh: Phạm Ngân.

Trong khi giá lợn nái đang dao động ở mức giá thấp kỷ lục, khoảng trên dưới 20.000 đồng/kg, thì đàn lợn đen địa phương đến tuổi xuất chuồng tại Tân Lập vẫn có thương lái từ khắp trong và ngoài huyện đến thu mua, với mức giá từ trên 30.000 đến 50.000 đồng/kg.

Việc nuôi lợn đen địa phương đã được người dân ở Tân Lập thực hiện từ lâu, với hình thức chăn thả dân dã, không ăn tăng trọng, không dùng chất tạo nạc và kháng sinh. Người dân tận thu các nguyên liệu sẵn có để làm thức ăn cho lợn như rau, thân chuối, bã rượu, bã đậu, đỗ tương, khoai lang, khoai tây loại nhỏ... Do đó, lợn đen địa phương tại đây khi được xẻ thịt ra thớ rắn chắc, màu đỏ tươi, khi chế biến bì dày, nạc dai, mỡ không ngán, không hôi, được khách hàng ưa chuộng. Chính vì thế, người chăn nuôi vẫn thu được hiệu quả cao hơn so với chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp.

 nuoi lon den dia phuong-nong dan van yen tam duoc gia hinh anh 2

Mô hình nuôi lợn đen địa phương giúp chị em phụ nữ Bắc Kạn có thu nhập ổn định. Ảnh: Lưu Huệ

Với mục tiêu phát triển chăn nuôi giống lợn ta địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, năm 2016, huyện Chợ Đồn đã triển khai mô hình phát triển chăn nuôi đàn lợn giống địa phương giai đoạn II tại xã Tân Lập. Theo đó, có 8 hộ dân tham gia mô hình, được hỗ trợ 16 lợn nái và 1 lợn đực giống. Đến nay, mô hình bước đầu phát huy hiệu quả, không chỉ nâng cao hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi lợn mà còn giúp cho người chăn nuôi trên địa bàn xã có thêm thu nhập, cung cấp thịt lợn thương phẩm sạch, chất lượng cho nhân dân trong và ngoài huyện.

Phần lớn các hộ tham gia mô hình đều chủ động thực hiện tốt các kỹ thuật chăn nuôi và công tác phòng bệnh, vì thế đàn lợn phát triển tốt. Bên cạnh đó, huyện Chợ Đồn tích cực đôn đốc các hộ dân tham gia dự án quan tâm, đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn theo đúng quy trình kỹ thuật. UBND xã lập kế hoạch và cung ứng giống lợn con lứa đầu cho các hộ dân nghèo có nhu cầu nuôi theo thứ tự ưu tiên. Nhiều hộ gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, phối giống đúng thời điểm nên lợn sinh sản tốt.

Điển hình như hộ gia đình chị Lý Thị Chung, thôn Phiêng Đén; Đặng Đức Minh, thôn Nà Sắm; Triệu Thị Dất, Đặng Phúc Toàn ở thôn Nà Lịn... có ý thức chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nên lợn phát triển đạt trung bình thời gian nuôi 5-6 tháng, khối lượng khoảng 45-60kg/con, với giá xuất bán dao động từ 35.000 - 50.000 đồng/kg. Cùng với đó, các hộ dân thực hiện mô hình đều đã thu được lợi nhuận từ việc xuất bán lợn con, đến nay tổng thu nhập đạt hàng chục triệu đồng, bước đầu mở ra hướng thoát nghèo đầy triển vọng.

 nuoi lon den dia phuong-nong dan van yen tam duoc gia hinh anh 3

Mô hình nuôi lợn đen thả vườn của nông dân xã Côn Minh, huyện Na Rì (Bắc Kạn). Ảnh: Đoàn Linh

Việc đưa mô hình đến các thôn, bản vùng cao, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sẽ tiếp tục tạo điều kiện để bà con phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, cung cấp thịt lợn thương phẩm sạch, chất lượng cho nhân dân trong và ngoài huyện, tăng thêm nguồn thu nhập. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để huyện tiếp tục nhân rộng mô hình, tạo thêm việc làm cho người nông dân, tạo nền tảng để thực hiện hiệu quả đề án phát triển chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, đi đôi với việc hướng dẫn các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt khoa học kỹ thuật trong chăm sóc đàn lợn thì chính quyền địa phương cần tập trung tuyên truyền, vận động bà con thay đổi tập quán chăn thả cũ để chăn nuôi hiệu quả./.

 

Theo Phạm Ngân (Báo Bắc Kạn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250


Hôm nayHôm nay : 58672

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 431499

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73478470