06:43 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ở đâu có làng nghề, ở đó có thu nhập cao

Thứ tư - 01/06/2016 20:28
Trên địa bàn tỉnh Nam Định có khá nhiều làng nghề nổi tiếng. Phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn đang là hướng đi chính của tỉnh trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, với điểm nhấn là xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tại đây…

Theo Sở Công thương tỉnh Nam Định, toàn tỉnh hiện có tổng cộng 124 làng nghề, làng nghề truyền thống với tổng số 310 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, 52 nghìn hộ cá thể. Trong số này, có 51 làng nghề vừa được UBND tỉnh công nhận đạt đủ tiêu chí. 

Riêng huyện Hải Hậu có tới 12 xã, thị trấn phát triển được 18 làng nghề; huyện Ý Yên có 3 xã, thị trấn phát triển được 14 làng nghề; các huyện Nam Trực, Xuân Trường, Trực Ninh, mỗi huyện phát triển được 4 làng nghề. Nhiều làng nghề trong số này đã và đang phát triển mạnh, từng bước mở rộng quy mô sản xuất.

Đặc biệt, nhiều làng nghề truyền thống sau một thời gian dài bị mai một nay đang được phục hồi, phát triển trở lại như: nghề thêu ren truyền thống ở các thôn Nhuộng, Thông, Hoàng Giang, Tiêu Bảng, Văn Minh, Văn Mỹ và nghề làm nón của thôn Mạc Sơn, xã Yên Trung (Ý Yên); làng nghề thêu ren truyền thống Phú Nhai, nghề điêu khắc và chế biến lâm sản ở các thôn Trà Đông, Trà Đoài của xã Xuân Phương (Xuân Trường)…

Theo thống kê của cơ quan chức năng địa phương, các làng nghề trong tỉnh đang tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 135 nghìn lao động, với mức thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp từ 2-3 lần. Ngoài ra, các làng nghề còn đang tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người dân địa phương có nghề thông qua hoạt động kinh doanh các dịch vụ liên quan, làm thay đổi căn bản diện mạo, đời sống nhiều làng quê. Đơn cử, nhờ duy trì, phát triển được nghề làm chiếu cói, gần 1000 lao động của làng Xuân Dục, xã Xuân Ninh (Xuân Trường) đang có thu nhập thường xuyên từ việc sản xuất gần 2.000 chiếc chiếu/ngày. 

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển sản xuất CN-TTCN, ngành nghề khu vực nông thôn, những năm gần đây, tỉnh Nam Định đã xây dựng, đưa tổng cộng 20 Cụm công nghiệp làng nghề vào hoạt động. Theo Sở Công thương tỉnh, đến thời điểm này đã có 14/20 cụm được lấp đầy diện tích, thu hút tổng cộng gần 500 dự án đầu tư. Ngoài các dự án nhỏ và vừa, một số Cụm công nghiệp đã và đang thu hút được những dự án đầu tư quy mô lớn, có cả những dự án đầu tư nước ngoài. 

Theo Giám đốc Sở Công thương Nam Định Nguyễn Minh Văn, nhằm tăng cường hiệu qủa thu hút đầu tư vào các Cụm công nghiệp trên địa bàn, UBND tỉnh Nam Định đang chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh thực hiện nghiêm cơ chế khuyến khích đầu tư về nông thôn tỉnh đã ban hành; có các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án dạy nghề, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có nghề của các doanh nghiệp…

Trong số các làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định, làng nghề gỗ mỹ nghệ La Xuyên (xã Yên Ninh-Ý Yên) đã và đang phát triển khá mạnh. Hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm đồ gỗ La Xuyên, Sở Khoa học và Công nghệ Nam Định mới đây đã phối hợp với Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn Việt (VietED) triển khai dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận La Xuyên dùng cho sản phẩm làm từ gỗ của xã Yên Ninh”. 

Theo đó, VietED đã tiến hành các bước điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về lịch sử làng nghề; đánh giá đặc trưng của sản phẩm gỗ La Xuyên cũng như các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ và các yếu tố xã hội khác nhằm xác định khả năng, sự cần thiết và hình thức bảo hộ đối với nhãn hiệu chứng nhận. Đồng thời xây dựng thiết kế, lựa chọn mẫu nhãn hiệu chứng nhận để đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo: daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: làng nghề

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 193


Hôm nayHôm nay : 36950

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 356653

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73403624