00:44 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

OCOP nâng tầm sản phẩm “made in” Thạch Hà

Thứ hai - 02/09/2019 00:37
Khẳng định được chất lượng thương hiệu ở thị trường, có dấu ấn riêng của địa phương và nhiều người cùng hưởng lợi là mục tiêu hướng đến của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
tr20t.jpg
Năm 2019 huyện Thạch Hà có 8 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP cấp tỉnh.

Khẳng định chất lượng, vươn tầm thị trường

Năm 2018, sản phẩm kẹo cu đơ Phong Nga (xã Thạch Đài) là một trong 6 sản phẩm điểm của OCOP Hà Tĩnh. Sau khi tham gia sân chơi mới này, thị trường tiêu thụ được mở rộng không chỉ trong tỉnh mà còn vươn ra toàn quốc.

Ông Nguyễn Văn Phong, chủ cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Phong Nga, cho biết: Tham gia OCOP là cơ hội tốt cho doanh nghiệp nói chung và các sản phẩm nói riêng đến với thị trường dễ dàng hơn. Hiện cơ sở đang tập trung đầu tư sản xuất, đẩy mạnh công nghệ chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu; nâng cao chất lượng, thiết kế mẫu mã, bao bì hấp dẫn để cung cấp ra thị trường sản phẩm có chất lượng,thương hiệu tốt nhất…

Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh hiện đang thực hiện sản xuất chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao. Đặc biệt là liên kết với nông dân sản xuất lúa theo chuỗi. Hiện, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo với công suất thiết kế 20.000 tấn/năm phục vụ nhu cầu trong nước và hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Sản phẩm gạo Ngọc Mầm của công ty là một trong những sản phẩm được huyện Thạch Hà lựa chọn tham gia  OCOP năm 2019 .

“Sống” lại giá trị làng nghề truyền thống

“Ai về Thống Nhất, Ba Giang/Quê hương nón trắng tơ vàng là đây”. Xã Phù Việt hàng trăm năm nay đã nổi tiếng với nghề làm nón. Với tiềm năng và chất lượng sản phẩm, địa phương đang từng bước đưa nón lá thành sản phẩm OCOP.

tr20a.jpg
Cùng với sự chắc chắn của kĩ thuật làm nón cũ, người dân Phù Việt đã biết kết hợp để làm nên những chiếc nón vừa bền chắc, vừa đẹp. Bây giờ làm nón cũng đơn giản hơn vì nón đã có sẵn khuôn. Khuôn là những mảnh tre cật già có cắt khấc để đặt vành. Lá lợp lấy từ cây lá nón - một loại cây bụi trên rừng. Lá già làm lớp lót, lá non là hai lớp trong ngoài, nón khâu bằng chỉ móc, chỉ tơ, sợi cước...

Theo người dân nơi đây, nón đẹp cần vật liệu tốt, tre phải dao lóng (lóng dài), mắt tre, nứa phải chìm không dô ra, lá nón vừa chín khi phơi nắng xong phải trắng nõn, mịn màng...Vì thế để làm nên nón đẹp người chằm nón phải lựa chọn vật liệu như “tuyển lính”. Để tô điểm cho chiếc nón thêm phần thanh mảnh, duyên dáng, các o, các chị cài thêm hoa giấy, những sợi chỉ đỏ xanh vào trong nón. Không phải ai cũng làm được nón đẹp mà phải từ bàn tay của những cô gái khéo léo hoặc là các cao niên có tính tỷ mỉ chu đáo. 

Ông Nguyễn Đăng Thuần, Phó chủ tịch UBND xã Phù Việt, cho hay, nón lá là sản phẩm độc đáo, mang đậm màu sắc văn hóa của địa phương. Giữ gìn được nghề truyền thống đã khó, thì việc phát triển nghề đó còn khó hơn, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Làm thế nào để nghề truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn là những trăn trở của địa phương.

“Tham gia OCOP là cơ hội làm “sống” lại các giá trị làng nghề truyền thống của địa phương, tạo ra sản phẩm tốt, có thị trường bền vững, gia tăng giá trị sản xuất và đương nhiên thu nhập người dân cũng sẽ tăng lên rất nhiều”, ông  Nhuần kỳ vọng.

“Với tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp, thủ công, chăn nuôi..., Thạch Hà quyết tâm xây dựng, triển khai thành công OCOP nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm, gia tăng lợi ích cộng đồng, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nâng tầm các sản phẩm địa phương, tạo ra “làn gió mới” trong XDNTM”, ông Lê Minh Sơn, Phó chánh văn phòng điều phối NTM huyện Thạch Hà nói.

Theo Bảo châu/kinhtenongthon

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 278


Hôm nayHôm nay : 37944

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1295425

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74342396