04:02 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

OCOP sẽ là một cứu cánh cho nông thôn

Chủ nhật - 03/09/2017 03:49
TS Trần Văn Ơn, cựu chủ tịch kiêm giám đốc công ty DK Pharma, được biết đến như nhà thiết kế lộ trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP), như là cứu cánh cho nông thôn mới, gỡ nút thắt hàng hoá có đường sá đầy đủ lại khó tiêu thụ.

Sáng kiến này đã giúp Quảng Ninh có được “quả ngọt” khi 180 doanh nghiệp thực hiện 103 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với 210 sản phẩm đăng ký tham gia OCOP. Doanh số của các tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất từ OCOP hơn 672 tỷ đồng sau ba năm thực hiện chương trình này.

 ocop se la mot cuu canh cho nong thon hinh anh 1

TS Trần Văn Ơn, cựu chủ tịch kiêm giám đốc công ty DK Pharma, được biết đến như nhà thiết kế lộ trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” – mô hình ông học từ Nhật Bản và đã thành công ở Quảng Ninh. Ảnh: KH&PT.

Cha đẻ “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) là GS Morihiko Hiramatsu, tỉnh trưởng Oita, tỉnh nghèo của Nhật. Trước làn sóng công nghiệp hoá cao độ, dân ùn ùn lên đô thị, nông thôn gần như bị bỏ hoang. Morihiko kêu gọi FDI thất bại, ông kịp nhận ra Oita có nhiều sản phẩm đặc trưng, văn hoá rất đa dạng, tại sao không kêu gọi mỗi làng một sản phẩm?

Trọng tâm của OVOP là sản phẩm để phát triển sản xuất và thương mại hoá sản phẩm. Người Nhật giữ ba nguyên tắc khi thực hiện OVOP: tư duy thế mạnh bản địa, hướng đến toàn cầu, người dân tự tin sáng tạo. Thành công vang dội của OVOP khiến 40 quốc gia tới học, phần lớn là nguyên thủ trực tiếp học hỏi, ngoại trừ Việt Nam.

Thái Lan, chính cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã sang Nhật học để xây dựng chương trình OTOP (One Tambon One Product). Là “tín đồ” OVOP, TS Ơn tự trả lời câu hỏi: Vì sao Việt Nam không quan tâm? Vì các vị ở nhà ngồi nghe rồi đưa ra dự án “Mỗi làng một nghề”. Trong khi người ta chọn mỗi làng một sản phẩm, bán sản phẩm chứ không bán được nghề. Rõ ràng là chuyện mỗi làng một nghề là không hiểu bản chất, nhưng lại muốn thay đổi, lại muốn làm cái gì đó rất mơ hồ nên chương trình “Mỗi làng một nghề” không chạy được.

OCOP là sáng kiến của TS Ơn, đã thuyết phục được lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Khác các chương trình hỗ trợ thường thấy (hết kinh phí là mọi thứ cũng kết thúc), OCOP mỗi năm thi một lần. Không chấp nhận cách đôn doanh nghiệp làm thương mại dịch vụ lên để có số lượng doanh nghiệp mà không tạo ra giá trị, không đi vào trọng tâm sản phẩm. Nếu chỉ chú trọng giải pháp số lượng thì sẽ không thể giải quyết gốc rễ vấn đề, và cũng sẽ không thể có thành công của OCOP, theo TS Ơn.

“Biến chiến trường thành thị trường” là lời hiệu triệu doanh nghiệp Thái Lan bằng mọi cách phải làm cho “Đông Dương” mua hàng của họ.

“Thế mà mình không để ý, tới bây giờ sang bên Thái chẳng thấy có cửa hàng nào của mình, dù là công ty lớn. Trong khi đó, cuộc đổ bộ của họ, hầu hết là OTOP đã lớn lên trên đường đi. Rồi đây hàng Thái sẽ nhanh chóng giành lấy chỗ của hàng Trung Quốc”, TS Ơn nhấn mạnh.

Dân mình có rất nhiều tiềm năng, OCOP chính là cách nhà nước kiến tạo cuộc chơi để người dân biến nguồn nguyên liệu bản địa thành những sản phẩm có giá trị thương mại, nếu biết cách khơi dậy. TS Ơn có đủ bằng chứng để khẳng định rằng những vùng núi cao, hẻo lánh, dân tộc thiểu số vẫn có thể thành công với các nguyên tắc của OCOP: nguồn nguyên liệu đầu vào chuẩn hoá theo tiêu chuẩn GACP của tổ chức Y tế thế giới (WHO), công thức tối ưu được bào chế phù hợp với cơ địa của người Việt Nam và nhà máy sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP của WHO.

Bây giờ các tỉnh muốn làm OCOP đã có kinh nghiệm xoay quanh sản phẩm gốc bản địa, dựng lên mô hình tổ chức, gắn với tinh thần khởi nghiệp, hàng năm tổ chức thi, TS Ơn nói tiếp: bản chất cuộc thi là đẩy người ta lên và thúc đẩy xúc tiến thương mại, thông qua đó sản phẩm được dán nhãn 3 sao, 4 sao, 5 sao, được quảng bá. Nếu không có sao nào thì năm sau thi tiếp, chẳng có vấn đề gì. Từ đó xây dựng điểm bán hàng theo hệ thống OCOP, cứ làm bài bản thì người dân sẽ tin.

“Một công ty của người Dao đỏ đã chia lãi một phát tới 60%, tôi giải thích với anh em chia vậy hết vốn phát triển rồi còn gì, họ rút xuống 41%, vậy cũng còn lớn quá. Nhưng cứ mười người, đôi ba người không thể đi tiếp do chọn nhân sự chưa chuẩn, 3 – 4 người thành công nên có thể hiểu niềm vui của 41% là thế nào”.

TS Ơn nhận xét: gắn với lớp trẻ, cứ lớp 30 tuổi chấp nhận sự thay đổi là lên nhanh lắm, với điều kiện người dân tham gia, không tính những ông lớn vào đầu tư, đuổi dân đi chỗ khác. Quảng Ninh có hẳn bộ nhận diện nhãn hiệu OCOP; chu trình chuẩn và bộ tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm chương trình OCOP Quảng Ninh.

“Mất ba năm tư vấn, giải thích, huấn luyện, chuyển giao và vận hành doanh nghiệp, thậm chí trợ vốn không tính lãi để sản phẩm mới ra đời”, TS Ơn nói.

Đầu tháng 9.2017, Quảng Ninh tổ chức hội chợ OCOP lần thứ 5, nhiều loại sản phẩm mới từ OCOP sẽ trình làng.

 
Theo Hoàng Lan – Nam Việt (Thế Giới Tiếp Thị)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 276


Hôm nayHôm nay : 43073

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 415900

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73462871