Việt Nam là nước thường xuyên bị thiên tai nên phần nhiều nguồn vốn đầu tư của Bộ NN&PTNT là tập trung vào thủy lợi, đê điều. Ảnh: TL
Nguồn vốn ODA (vốn vay ưu đãi nước ngoài) sẽ giải ngân trong năm theo Bộ NN&PTNT là 5.763 tỉ đồng, trong đó, có bảy dự án thủy lợi với số vốn ODA là 2.828,5 tỉ đồng. Để có thể giải ngân nguồn vốn, ngoài nguồn vốn từ Trung ương, các tỉnh có các dự án thủy lợi sẽ phải lấy ngân sách địa phương để làm vốn đối ứng.
Nguồn vốn từ ngân sách địa phương cho các dự án theo tính toán tối thiểu là 633 tỉ đồng, nhưng các địa phương mới chỉ có 274 tỉ đồng, tương đương 43% tổng số vốn đối ứng cần phải có. Việc bố trí không đủ vốn đối ứng, theo Bộ NN&PTNT, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án trong năm nay và những năm sau.
Hiện có 21 tỉnh thành được phân bổ nguồn vốn ODA cho thủy lợi, chủ yếu từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ABD). Một số tỉnh có tỷ lệ vốn đối ứng thấp như Hà Giang là 0%, Bình Định là 11%, Ninh Thuận là 14% hay Hậu Giang là 21%.. Tuy nhiên vẫn có những tỉnh đã đảm bảo tỷ lệ vốn đối ứng cao như Đà Năng là 99%, Quảng Bình với 92%, Bạc Liêu là 87% …
Năm 2015, nguồn vốn giải ngân của Bộ NN&PTNT cho các dự án là gần 6.573 tỉ đồng, trong đó, vốn ODA là 4.259.5 tỉ đồng. Khoảng gần một nửa nguồn vốn này là cho các dự án thủy lợi với hơn 3.000 tỉ đồng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn