00:16 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ông Bí thư của ruộng đồng cùng nỗi trăn trở với nông nghiệp, nông dân

Chủ nhật - 04/09/2016 10:17
Nhiều người vẫn gọi vui ông là “Bí thư của ruộng đồng” vì luôn lặn lội cùng nông dân, tìm hướng chỉ đạo phát triển sản xuất, ông còn in hình ảnh nông đặc sản của tỉnh lên danh thiếp để quảng bá, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Ông là Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh.
Ông Bảy Chánh (bìa phải) được nhiều người gọi vui là “Bí thư của ruộng đồng”, vì thấy ông luôn lặn lội cùng nông dân, tìm hướng chỉ đạo phát triển sản xuất

Ông Bảy Chánh (bìa phải) được nhiều người gọi vui là “Bí thư của ruộng đồng”, vì thấy ông luôn lặn lội cùng nông dân, tìm hướng chỉ đạo phát triển sản xuất

Lần đầu tiếp xúc với ông Bảy Chánh (theo cách gọi của người dân Nam bộ), nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi được nhận tấm danh thiếp có in hình “lúa, cá, trái cây…”, những mặt hàng nông sản có thế mạnh của tỉnh.

Hậu Giang là tỉnh thuần nông nên tấm danh thiếp mang “thông điệp nông sản” phần nào đã thể hiện sự trân trọng cũng như tâm huyết của ông đối với “hạt lúa, củ khoai” mà hàng triệu người nông dân một nắng hai sương để làm ra. Sau đại hội Đảng, Chủ tịch Bảy Chánh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhưng vẫn giữ hình ảnh nông sản trên danh thiếp của mình.

Làm vậy không phải để cho lạ, cho vui, mà có lẽ đối với ông Bảy Chánh, đó là cách hiệu quả nhất để giới thiệu đến các vị quan khách, đối tác trong và ngoài nước về các loại đặc sản của địa phương, góp phần mở rộng đầu ra cho nông dân. Hiện nay, Hậu Giang đã ký kết với một số tỉnh, thành, trong đó có TP Hồ Chí Minh nhằm tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa, nông sản, nhất là những loại nông sản mà tỉnh có thế mạnh.

Qua thời gian thực hiện hợp tác giữa 2 địa phương, TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ Hậu Giang kêu gọi hàng trăm doanh nghiệp về địa phương trực tiếp đầu tư hoặc kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ các loại nông sản.

Tại cuộc họp nhằm đánh giá về mối quan hệ hợp tác này, được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh, đã đánh giá cao những hỗ trợ, giúp đỡ chí tình của TP Hồ chí Minh trong thời gian qua.

Ông Bảy Chánh tha thiết đề nghị lãnh đạo TP Hồ Chí Minh tiếp tục có hướng hỗ trợ, giúp đỡ tỉnh một cách hiệu quả trong thời gian tới, nhất là về lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bởi Hậu Giang là tỉnh thuần nông nghèo, còn rất nhiều khó khăn…

Tôi đã nhiều lần được tháp tùng cùng đoàn công tác của tỉnh Hậu Giang do ông Trần Công Chánh dẫn đầu đi kiểm tra tình hình phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới… ở các địa phương. Ở cương vị Chủ tịch UBND tỉnh hay Bí thư Tỉnh ủy hiện nay, ông đều hăng hái đi thực tế lội ruộng, thăm vườn, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân và giải quyết công việc một cách rốt ráo.

Mỗi lần đoàn đi kiểm tra về nông thôn mới, bao giờ cũng có các sở, ngành đi cùng. Mà đã đi thì phải là lãnh đạo đầu ngành, là người giải quyết được vấn đề ngay tại chỗ.

Trong một lần về kiểm tra tại xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy), khi đơn vị này đang gấp rút xây dựng để trở thành xã nông thôn mới. Sau khi nghe báo cáo, thấy xã còn “vướng” tiêu chí về nhà văn hóa ấp, một số tuyến đường giao thông, ông Bảy Chánh liền quay sang yêu cầu giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông Vận tải cho biết hướng giải quyết.

Khi giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết tuyến đường đã có kế hoạch, nhưng đang thiếu vốn chưa thể triển khai, Bảy Chánh quay sang hỏi giám đốc Sở Tài chính có nguồn không? Cứ như vậy, công việc được giải quyết rốt ráo. Đến cuối năm đó, Vị Thanh được chính thức công nhận xã nông thôn mới.

Tương tự, trong cuộc họp sơ kết về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, xem báo cáo thấy xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy) “đội sổ” khi mới đạt duy nhất tiêu chí về quy hoạch, ông Bảy Chánh liền nhắc nhở lãnh đạo huyện, xã: “Như vậy là chưa đạt gì. Vì công tác quy hoạch là do sở, ngành cấp tỉnh làm. Địa phương là đơn vị chủ công mà làm việc như vậy là không được”. Sau đó, đoàn công tác của tỉnh đã xuống kiểm tra, đôn đốc giải quyết công việc. Không lâu sau, Vị Thủy đã có sự chuyển mình, đổi thay tích cực.

Chính cách điều hành, giải quyết công việc một cách rốt ráo, hiệu quả, có lý, có tình của lãnh đạo tỉnh mà Hậu Giang sớm trở thành tỉnh đi đầu tại ĐBSCL về công tác xây dựng nông thôn mới, với tỷ lệ các xã đạt 19/19 tiêu chí cao nhất khu vực. Đến nay, toàn tỉnh đã có 13/54 xã và thị xã Ngã Bảy, đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Bảy Chánh tâm sự: “Điều tôi tâm đắc nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào thực chất, mang lại đời sống ấm no cho người dân, được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ.

Điều đó thể hiện qua bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi… phát triển khá nhanh. Sản xuất nông nghiệp từng bước được đổi mới theo hướng hiện đại, hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là ở nông thôn từng bước được nâng lên”.

Ong Bi thu cua ruong dong cung noi tran tro voi nong nghiep, nong dan - Anh 2

Ông Bảy Chánh được nhiều người gọi vui là “Bí thư của ruộng đồng”, vì thấy ông luôn lặn lội cùng nông dân, tìm hướng chỉ đạo phát triển sản xuất

Là người đứng đầu tỉnh, ông Bảy Chánh luôn trăn trở với nông nghiệp, nông dân, nhất là khi có khó khăn, dịch bệnh hay thiên tai. Trong đợt hạn mặn lịch sử vừa qua, người ta thấy ông Bảy Chánh liên tục đi kiểm tra tình hình thực tế, để có hướng chỉ đạo, tìm các giải pháp ứng phó hiệu quả, giảm thiệt hại cho nông dân.

Ông Bảy Chánh trăn trở: “Biến đổi khí hậu đã hiện hữu với diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp. Tại Hậu Giang, nếu như trước đây nước mặn chỉ xâm nhập vào địa bàn từ phía biển Tây thì hiện nay là cả 2 phía biển Tây và biển Đông. Tỉnh đã phải triển khai nhiều giải pháp, đóng toàn bộ hệ thống cống trên các tuyến đê để ngăn mặn, giữ ngọt. Tuy nhiên, do hệ thống cống chưa đồng bộ, vẫn còn khoảng 30km chưa có đê nên không thể ngăn mặn triệt để. Vì vậy, thiệt hại vẫn xảy ra, ảnh hưởng lớn đến đời sống của nông dân”.

Trước tình hình thiên tai hạn hán gay gắt, ông Bảy Chánh đã đề xuất bổ sung thêm hội thảo về biến đổi khí hậu vào các hoạt động chính của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL (MDEC - Hậu Giang 2016) do Hậu Giang đăng cai tổ chức, nhằm tình ra các giải pháp để thích ứng hiệu quả.

Tại cuộc họp báo trước ngày khai mạc, xem nội dung thấy đề là hội thảo “Các biện pháp kiểm soát mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vùng ĐBSCL”, ông Bảy Chánh liền phát biểu: “Trữ ngọt ở đây là trữ cái gì, hay là trữ đường để ăn, các anh tiếc gì với nông dân mà không thêm chữ “nước ngọt” vào cho dễ hiểu” và ông chỉ đạo phải khắc phục ngay.

Bí thư Bảy Chánh là vậy, luôn quan tâm, thấu đáo. Cái gì liên quan đến nông nghiệp, nông dân thì phải dễ hiểu, dễ thực hiện và khi đã thực hiện thì phải hiệu quả, thiết thực.
theo Báo Nông Nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 244


Hôm nayHôm nay : 31898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1170002

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71397317