21:45 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát động chương trình tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn

Thứ bảy - 26/05/2018 09:36
Chương trình nhằm phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và hội viên hai Hội trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng.

Sáng 26/5, tại công viên Thống Nhất (Hà Nội), Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phát động thực hiện Chương trình phối hợp về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2020.

Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cùng đông đảo hội viên phụ nữ, nông dân ở các tỉnh/thành phía Bắc, người dân trên địa bàn TP Hà Nội tới dự.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể, hội viên Hội Nông dân,
Phụ nữ nhấn nút tượng trưng phát động chương trình - Ảnh: Minh Châu

Lễ phát động là sự kiện khởi đầu cho các hoạt động thực hiện Chương trình phối hợp số 526 mà Chính phủ giao cho Hội LHPN Việt Nam chủ trì nhằm thu hút sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, phát huy vai trò của hai Hội và hội viên Hội Phụ nữ, Hội Nông dân trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo đà cho hàng loạt các hoạt động nhằm tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, thúc đẩy việc áp dụng và nhân rộng các mô hình, quy trình sản xuất tiên tiến; giám sát, phát hiện các vi phạm về an toàn thực phẩm.

Tại chương trình, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng thay mặt lãnh đạo hai tổ chức Hội đã kêu gọi các cấp Hội, cán bộ, hội viên, nông dân cả nước nêu cao tinh thần trách nhiệm, cam kết sản xuất thực phẩm an toàn vì chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi dân tộc Việt Nam. 

Đại diện hội viên phụ nữ Thủ đô cũng cam kết hưởng ứng thực hiện sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn và mỗi người sẽ là giám sát viên đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng chung tay đảm bảo an toàn thực phẩm.

Phát biểu tại lễ phát động, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, đảm bảo an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi kiên trì, lâu dài, không chỉ là nâng cao năng lực quản lý nhà nước mà quan trọng là làm thay đổi nhận thức trong cộng đồng xã hội.

Chính vì vậy, công tác truyền thông phải làm sao để mỗi người dân, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhận thức sâu sắc và đầy đủ thực phẩm an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, lâu dài hơn là ảnh hưởng đến giống nòi. Nhận thức về trách nhiệm pháp luật, nếu cá nhân, doanh nghiệp cố tình làm thực phẩm bẩn là gián tiếp hoặc trực tiếp xâm phạm đến sức khoẻ người khác.

Phó Thủ tướng cho rằng, trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm thì đạo đức là quan trọng nhất. Mỗi cá nhân, đơn vị sản xuất, doanh nghiệp không thể nào vì lợi ích của mình mà bất chấp tất cả để sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn làm hại người khác. 

“Bây giờ chúng ta có nhiều phong trào thi đua như làng văn hoá, gia đình văn hoá, xây dựng nông thôn mới... Nhất định việc đảm bảo an toàn thực phẩm phải là tiêu chí thi đua hàng đầu, không thể có tình trạng gia đình văn hoá mà lại đi làm thực phẩm bẩn, trồng rau hai luống, lợn hai chuồng”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gợi ý, ngoài trách nhiệm sản xuất, kinh doanh thực phẩm, mỗi hội viên Hội Nông dân, Phụ nữ cần tích cực giúp người tiêu dùng nhận diện, phân biệt thực phẩm an toàn, thực phẩm không an toàn bằng cách truy xuất nguồn gốc, cách thử nghiệm, chứng minh trong thực tế để người tiêu dùng lựa chọn và tin dùng thực phẩm sạch.


Người dân Thủ đô mua sản phẩm sạch tại gian hàng trong Hội chợ - Ảnh: Minh Châu
 
*Dịp này, Hội LHPN Việt Nam đã phát động Cuộc thi “Ý tưởng truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Diễn ra từ ngày 26/5 đến 26/7, các ý tưởng tham gia Cuộc thi phải được thực hiện dưới dạng video clip, hoạt hình, băng âm thanh, thơ ca; truyền thông qua website, mạng xã hội, poster, tranh ảnh, mô hình; kịch bản tiểu phẩm… với yêu cầu các ý tưởng có thể phát triển thành sản phẩm truyền thông đề cập đến nội dung liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, kinh doanh, chế biến đến tiêu dùng thực phẩm an toàn để truyền thông tới người tiêu dùng, chủ cơ sở, người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nông, lâm, thủy sản.

Ngay sau lễ phát động, Hội chợ trưng bày, giới thiệu nông sản thực phẩm an toàn của hội viên Hội LHPN Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam đã chính thức khai mạc với 50 gian hàng trưng bày nông sản an toàn do chính các hội viên sản xuất.

Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong cả nước đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm như: Cuộc vận động “Phụ nữ cả nước tích cực thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”, ký cam kết và xây dựng mô hình phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm; đưa nội dung an toàn thực phẩm vào tiêu chí “3 sạch” của Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không”, “3 sạch”; tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại giới thiệu và quảng bá sản phẩm an toàn của hội viên phụ nữ, nhân rộng các mô hình về thực hiện an toàn thực phẩm như “Chi hội phụ nữ trồng rau sạch”, “Góc bếp an toàn”, “Rau an toàn – Rau sạch tại nhà”, “Quầy hàng an toàn”...

Hội Nông dân Việt Nam cũng đã thành lập được gần 100 nghìn tổ hợp tác xã, 1.029 hợp tác xã kiểu mới và xây dựng 8.165 dự án với số tiền gần 40 nghìn tỷ đồng trong đó, vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội là 2.500 tỷ đồng dành cho Quỹ Hỗ trợ nông dân để sản xuất rau, rau hữu cơ, chè, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất theo chuỗi giá trị; câu lạc bộ “Nói không với chất cấm trong chăn nuôi”... Những dự án này đều cam kết sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản thực phẩm an toàn.

 

Tác giả bài viết: Theo Minh Châu/dangcongsan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 223

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 221


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1220166

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71447481