12:35 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 05/09/2013 11:40
(Tài chính) Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt của nông thôn đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Song để biến mục tiêu tốt đẹp của Chương trình thành hiện thực thì mọi nguồn lực cần huy động một cách hiệu quả, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ mặt của nông thôn đã có nhiều thay đổi. Nguồn: iternet

Bộ mặt của nông thôn đã có nhiều thay đổi. Nguồn: iternet

Thực hiện Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đã đề ra 19 tiêu chí cụ thể trong xây dựng nông thôn mới bao gồm các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, môi trường, cơ sở vật chất, văn hóa... với mục tiêu cơ bản là giúp người nông dân cải thiện được cuộc sống. Thực tế, sau hơn 3 năm triển khai, bộ mặt của nông thôn đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã cải thiện đáng kể. Những công trình giao thông liên thôn xóm được bê tông hóa, hệ thống thủy lợi nội đồng, mô hình sản xuất mới được đầu tư hàng trăm tỷ đồng đã phản ánh sự chung sức, đồng lòng của người dân đối với Chương trình.

Theo Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Thị Thu Hằng, phát triển nông thôn là quá trình phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp trong xã hội. Theo chủ trương ban đầu, 40% nguồn vốn thực hiện Chương trình sẽ được huy động từ ngân sách nhà nước, 20% từ doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân chỉ đóng góp 10%. Song thực tế hiện nay nhà nước vẫn đóng góp khoảng 50%, người dân phải đóng từ 15 - 20% trong khi doanh nghiệp mới chỉ đóng góp 5%. 

Điều này cho thấy, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Lý do là doanh nghiệp cho rằng giá trị gia tăng trong sản phẩm nông nghiệp hàng hóa còn thấp; cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn lạc hậu, môi trường kinh doanh còn còn nhiều hạn chế; sự phối hợp liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chưa tốt dẫn đến tình trạng được mùa mất giá do thương lái ép giá nông dân hoặc nông dân không tuân thủ đúng cam kết. Bên cạnh đó, người nông dân vì lợi nhuận sẵn sàng bán nguyên liệu cho thương lái, khiến doanh nghiệp điêu đứng khi không có đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất.

Đồng quan điểm này, Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Ngô Tiến Dũng cho rằng, doanh nghiệp không muốn mạo hiểm tham gia vào lĩnh vực này bởi xác suất rủi ro khá cao do phụ thuộc vào thiên nhiên, lượng vốn đầu tư lớn và thu hồi chậm. Tuy nhiên, ông chia sẻ, Isarel là đất nước bán sa mạc, khí hậu khắc nghiệt nhưng họ đã áp dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và làm nên điều kỳ diệu về nền nông nghiệp xanh công nghệ cao trên hoang mạc. Tại nước ta, Tập đoàn TH đã biến 1ha đất trước đó chỉ cho thu hoạch khoảng 70 triệu đồng/năm, nhờ trồng cỏ, trồng cao lương... theo phương thức áp dụng công nghệ cao và hiện cho thu hoạch từ 500 triệu - 1,5 tỷ đồng/năm. Do vậy, cách duy nhất là đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì mới có thể thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu.

Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cũng như phát huy hơn nữa vai trò xây dựng trong nông thôn mới, các cơ quan hữu quan cần tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; bỏ bớt rào cản về pháp lệnh, quy định, thông tư hướng dẫn tạo sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Đồng thời, có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với các gói hỗ trợ của nhà nước như hỗ trợ vốn, lãi suất. 

Mặt khác, cần có nguồn vốn, chương trình tín dụng ưu đãi gắn với những chính sách mang tính đặc thù, dài hạn để doanh nghiệp an tâm đầu tư và góp một phần công sức, trách nhiệm của mình cho công cuộc xây dựng Nông thôn mới. Về phía các hiệp hội, làng nghề, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ để đưa các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp ra thị trường một cách tốt nhất, bền vững nhất; cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển, bảo đảm thương hiệu, chất lượng, định vị của các thương hiệu nông sản Việt.

Theo daibieunhandan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 146

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 145


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1114416

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72797125