16:32 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi

Thứ ba - 27/06/2017 23:24
Nhờ chính sách tín dụng ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Điện Biên giảm mỗi năm từ 3 - 4%.
Gia đình chị Nguyễn Thị Tâm, thôn 7A, xã Pom Lót, huyện Điện Biên đầu tư vào chăn nuôi nhờ vốn vay từ Ngân hàng CSXH tỉnh Điện Biên. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN

Gia đình chị Nguyễn Thị Tâm, thôn 7A, xã Pom Lót, huyện Điện Biên đầu tư vào chăn nuôi nhờ vốn vay từ Ngân hàng CSXH tỉnh Điện Biên. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN

Tín dụng chính sách đã hỗ trợ kịp thời cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh được tiếp cận vốn và hỗ trợ sản xuất. Từ đó đời sống nhân dân được nâng lên, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững mà tỉnh Điện Biên đã đề ra.

Xã Pom Lót, huyện Điện Biên hiện có hơn 600 hộ dân được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch, chương trình sản xuất kinh doanh. Nhờ nguồn vốn tín dụng, các hộ dân phát triển chăn nuôi, trồng trọt, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã từ 188 hộ nghèo năm 2015 đến nay chỉ còn 144 hộ.

Năm 2013, chị Nguyễn Thị Tâm, thôn 7a, xã Pom Lót được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho vay số tiền 20 triệu đồng. Chị Tâm đã mua 1 con bò giống để sinh sản. Đến nay, con bò giống đã sinh 2 lứa giúp chị bán lấy tiền. Từ số tiền bán bò giống, chị Tâm đào ao nuôi cá để nâng cao thu nhập cho gia đình. Nhờ vậy, chỉ sau 2 năm gia đình chị đã thoát nghèo và vươn lên phát triển kinh tế.

Thực tế, việc thực hiện vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội đã giúp nhiều bà con thoát nghèo. Tuy nhiên, nhu cầu của người dân ngày càng lớn trong khi mức vay tối đa hiện nay là 50 triệu đồng. Một số gia đình mong muốn sẽ được vay số tiền lớn hơn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Chị Nguyễn Thị Thúy, thôn 7a, xã Pom Lót chia sẻ, "nguồn vốn mà ngân hàng chính sách xã hội cho vay rất có ích cho nhân dân chúng tôi. Tuy nhiên, nếu ngân hàng có thể mở rộng cho vay đến đông đảo đối tượng người dân và cho vay số tiền lớn hơn thì bà con sẽ có vốn tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế hơn nữa."

Ông Lò Văn Hiêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Pom Lót cho biết, từ đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã đồng hành giúp nông dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập. Mong muốn của người dân là số tiền vay tối đa lớn hơn để bà con có số vốn tương đối lớn có thể đầu tư phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận cao.

Gia đình anh Vì Văn Thưởng, thôn 14, bản Na Thìn, xã Pom Lót, huyện Điện Biên thoát nghèo nhờ vay vốn từ Ngân hàng CSXH tỉnh Điện Biên. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN

Hiện tại, số dư nợ vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên là 2.380 tỷ đồng. Doanh số cho vay năm 2016 là hơn 920 tỷ đồng, tăng 47,6% so với năm 2015. Trong đó, chương trình vay vốn hộ nghèo gần 490 tỷ đồng, chiếm 52,8%; chương trình hộ cận nghèo là 88 tỷ đồng, chiếm 9,6%; chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn là hơn 133 tỷ đồng, chiếm 14,5%…

Ông Đàm Xuân Triệu, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên cho biết, thông qua vốn tín dụng chính sách, toàn tỉnh Điện Biên đã có gần 8.000 lượt hộ nghèo đang được dư nợ. Hàng năm tạo thêm việc làm cho khoảng 25.000 lao động; hàng trăm học sinh sinh viên được theo học tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề; cải tạo cho gần 4.000 công trình nước sạch nông thôn. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đầu tư tín dụng cho vay theo các chính sách về cho vay hộ nghèo và hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.

Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên, để phát huy hơn nữa hiệu quả vốn vay tín dụng chính sách, trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tăng cường phối hợp với các hội ủy thác để chuyển tải nguồn lực tài chính đến đồng bào vùng sâu vùng xa. Đồng thời, tăng cường kiểm tra toàn diện, quản lý vốn vay để người dân sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, thường xuyên củng cố chất lượng giao dịch tại xã để tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân trên địa bàn.

Hiện tại, tỉnh Điện Biên đang có 130 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại 130 xã, phường, thị trấn. Đây thực sự là một trong những cầu nối thuận tiện giúp bà con tiếp cận vốn vay, xóa đói giảm nghèo.

Xuân Tư (TTXVN)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 143


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1267259

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71494574