18:29 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 07/03/2015 22:21
Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó có phần đóng góp to lớn của hội viên phụ nữ trên cả nước, thông qua Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động. Nhân dịp này, phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa (trong ảnh), Ủy viên T.Ư Ðảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về những thành tựu này.

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết vai trò của hội viên, phụ nữ trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hiện nay ở nước ta?

Ðồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa: Với 48,7% số lao động khu vực nông thôn, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Phụ nữ vừa là chủ thể góp phần quan trọng vào thành công của Chương trình, vừa là người được trực tiếp thụ hưởng những thành quả tốt đẹp do Chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại. Ðáng chú ý, trong xu hướng nam giới ngày càng chuyển sang các công việc phi nông nghiệp và di cư ra thành phố tìm việc làm thì phụ nữ đang giữ vị trí trung tâm và đóng vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, cộng đồng, tham gia trực tiếp, tích cực và vận động người thân trong gia đình tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần và quản lý cộng đồng. Ðể có được nông thôn mới thì cần có nhiều gia đình nông thôn mới, giàu mạnh, tiến bộ. Trong mỗi gia đình, phụ nữ chính là người cùng chồng quản lý các nguồn lực, quyết định các đầu tư, chi tiêu lớn trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng nhà cửa và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt. Vì vậy, có thể khẳng định họ là một chủ thể quan trọng và nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.

Phóng viên: Phát huy tinh thần "Ba đảm đang", các cấp Hội đã có những hoạt động cụ thể nào nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng to lớn của lực lượng lao động nữ ở nông thôn trong tình hình mới?

Ðồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa: Trong không khí sôi sục của những ngày "Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ" lao động nữ ở nông thôn đã tham gia rất tích cực vào phong trào "Ba đảm đang", tạo nên những kỳ tích trong sản xuất nông nghiệp bằng cách thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất lúa, sản lượng chăn nuôi, trực tiếp quản lý đời sống nông thôn, tham gia các tổ chức chính quyền và các hợp tác xã. Vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, phụ nữ nông thôn cũng là hậu phương vững chắc cho những người lính yên tâm chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Kế thừa truyền thống và tinh thần Ba đảm đang, các cấp Hội đã có nhiều hoạt động để phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới thông qua việc thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch". Ðây là cuộc vận động hướng vào từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ hội viên, phụ nữ nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình, qua đó góp phần thực hiện 9/19 tiêu chí nông thôn mới. Ðể hỗ trợ các gia đình thực hiện tốt các tiêu chí "5 không, 3 sạch", Hội đã triển khai một số đề án, chương trình như: Ðề án "Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt giai đoạn 2010-2015", Ðề án "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ thời kỳ CNH-HÐH đất nước giai đoạn 2010-2015", Ðề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015"; Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động "Phụ nữ tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông vì hạnh phúc của mỗi gia đình" giai đoạn 2013-2015; Nghị quyết Liên tịch số 01/NQLT-TW về "Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội" giai đoạn 2012 - 2017... Việc triển khai Ðề án chương trình tại các tỉnh, thành phố về cơ bản đã có được sự đồng thuận, nhất trí của lãnh đạo các tỉnh, sự hưởng ứng của các tầng lớp phụ nữ và người dân trong cộng đồng, sự phối hợp tham gia của các ngành liên quan và những chỉ đạo sát sao và quyết tâm cao của Ban Chấp hành T.Ư Hội LHPN Việt Nam. Ðến nay, Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" đã được các cấp Hội triển khai sâu, rộng tại 63/63 tỉnh, thành phố và được cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng, tạo khí thế thi đua trong đông đảo hội viên, phụ nữ và cộng đồng. Nhiều mô hình hoạt động hiệu quả trong thực hiện cuộc vận động và tham gia xây dựng nông thôn mới được duy trì và nhân rộng như: "Ðoạn đường phụ nữ xanh - sạch - đẹp", "Tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn", " Nhà sạch, vườn đẹp", "Sản xuất, chăn nuôi giỏi", "Ngôi nhà 3 sạch", "Phụ nữ trồng rau sạch", "Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon", "Hộ gia đình không chăn nuôi gia súc dưới gầm sàn", "Giúp nhau xóa đói, giảm nghèo"... Nhiều tấm gương phụ nữ tiêu biểu đã được biểu dương trong việc tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Những nỗ lực của các cấp Hội, hội viên phụ nữ trong thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" đã được Ðảng, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các địa phương và Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp ghi nhận, coi đây là sự đóng góp thiết thực, phù hợp của tổ chức Hội LHPN vào Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Phóng viên: Theo đồng chí, Ðảng, Nhà nước, Hội LHPN Việt Nam cần có những chủ trương, chính sách cụ thể nào để động viên hội viên và các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần sớm đưa chương trình về đích?

Ðồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa: Ðể thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới, rất cần phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn, trong đó có phụ nữ. Vì vậy, các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm và có các chính sách nhằm phát huy năng lực, khả năng đóng góp của phụ nữ ở cả hai vai trò: người lao động và người đang chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc gia đình. Ðồng thời, để mọi người dân ở nông thôn ý thức được trách nhiệm, vai trò của mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, cần làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho mỗi người dân hiểu được những lợi ích của nông thôn mới, từ đó phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện dân chủ ở cơ sở, tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chính địa phương mình.

Bên cạnh đó, các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm đến việc thực hiện lồng ghép giới, trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cần có thành phần phụ nữ và tổ chức đại diện cho phụ nữ là Hội LHPN Việt Nam để bảo đảm phụ nữ được bình đẳng về cơ hội tham gia vào thực hiện và thụ hưởng thành quả của Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

PHÚC QUÂN (THỰC HIỆN)
Theo  nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 354

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 350


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 922108

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64908052