18:13 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy ý Đảng lòng dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã Long Thành Nam

Thứ ba - 29/08/2017 22:23
Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; các xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đang tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tuyên truyền, vận động để huy động sức dân tham gia xây dựng nông thôn mớ
Đến xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh trong những ngày cuối tháng 8, thật "ngỡ ngàng" bởi những con đường lầy lội trước đây giờ đã được láng nhựa, diện mạo nông thôn đã thay đổi hẳn. Từ một xã thuần nông chuyên canh cây lúa, năm 2012, xã Long Thành Nam chỉ đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới. Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Long Thành Nam đã đạt 19/19 tiêu chí. Cơ bản giải quyết đồng bộ các vấn đề người dân quan tâm; cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng theo quy hoạch; sản xuất phát triển, xã hội nông thôn ổn định, môi trường sinh thái được bảo vệ; ý thức hầu hết người dân được nâng cao về mọi mặt, cuộc sống sung túc hơn; trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh toàn diện, diện mạo nông thôn đã có nhiều thay đổi, khởi sắc.

Thầy Trần Văn Khiêm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Long Thành Nam, huyện Hòa Thành phấn khởi cho biết, đường giao thông nông thôn góp phần tạo điều kiện thuận tiện cho học sinh đến trường và phụ huynh đưa con em đến lớp. Trước đây khi trời mưa đường thì lầy lội, việc đi lại của học sinh rất khó khăn, giáo viên đến trường trong những ngày mưa cũng rất vất vả. Từ lúc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Long Thành Nam, đường giờ khang trang hơn rất nhiều.

Ông Huỳnh Công Luận, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Long Thành Nam cho biết: Hiện nay, gần như 100% tuyến đường trong xã được cứng hóa và nhựa hóa. Có 2 ấp, 100% tuyến đường được gắn đèn thắp sáng. Với phương châm xây dựng nông thôn mới là vì nhân dân và thành công là do sự ủng hộ rất lớn từ dân. Phải nói rằng có rất nhiều người khi nghe tuyên truyền, phát động thì ủng hộ rất nhiệt tình, sẵn sàng di dời những hàng rào, những vật dụng ngăn cản không thuận lợi cho quá trình làm đường, cũng như làm chợ, xây dựng trung tâm văn hóa... Thậm chí, có nhiều người dân, doanh nghiệp còn tự nguyện hiến đất, góp thêm tiền tỷ để làm cứng hóa, bê tông hóa, nhựa hóa 1 số tuyến đường, từ đó giúp xã đạt một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Ông Luận cũng cho biết thêm, năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của xã hơn 39 triệu đồng. Ở một số chỉ tiêu, tiêu chí khác Long Thành Nam cũng đã đạt và vượt so với quy định. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo ở mức dưới 1%, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 91%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 73% dân số...

Xuôi về xã biên giới Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương này cũng không kém phần sôi động. Ông Huỳnh Minh Toàn, Chủ tịch UBND xã Tân Phong cho biết, trong xây dựng nông thôn mới nguồn vốn là yếu tố quan trọng, nhất là các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước có hạn nên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Tân Phong đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới hình thức vận động để người dân hiểu và tích cực tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Ông Mai Văn Hoàng, sinh năm 1951, ngụ ấp Xóm Tháp, xã Tân Phong là một trong những cụ chiến binh tiêu biểu trong hiến đất, cây trái, hoa màu, cao su để mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn. Mặc dù, đóng góp tài sản với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng nhưng ông Hoàng rất phấn khởi và sẵn sàng cùng chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới ở nhiều công trình khác.

Đi trên con đường mới được nâng cấp và mở rộng, ông Huỳnh Văn Hải, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Phong không dấu được niềm vui mừng vì quê hương đang "thay da đổi thịt" từng ngày. Ông Hải chia sẻ, từ sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã, tôi triển khai đến tất cả các cựu chiến binh trên địa bàn. Qua đó, các cựu chiến binh thấu hiểu được chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới nên công tác vận động rất suôn sẻ, đi qua đất nhà nào là nhà đó vui vẻ lùi hàng rào, chặt cây trái, hoa màu để xã làm đường. Khi triển khai mở rộng đường đi qua đất rẫy của gia đình, bản thân tôi đã vận động gia đình gương mẫu chặt bỏ hơn 30 cây cao su (7 năm tuổi) đang cho thu hoạch mủ, hiến đất làm đường giao thông nông thôn.

Ông Hải cho biết mình phải là người đầu tàu gương mẫu thì anh em cựu chiến binh và bà con mới vui vẻ làm theo. Từ khi phát động phong trào xây dựng nông thôn mới đến nay, cựu chiến binh xã Tân Phong đã hiến khoảng gần 1 ha đất để xây dựng nông thôn mới, chặt bỏ hàng ngàn cây hoa màu và đóng góp tiền mặt để xây dựng nông thôn mới.

Đánh giá về tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Tân cho biết, công tác xây dựng nông thôn mới sẽ còn nhiều khó khăn, xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn đã khó thì việc giữ chuẩn nông thôn mới còn khó hơn. Bởi hiện nay mô hình sản xuất nông nghiệp ở nhiều xã của Tây Ninh vẫn phát triển không bền vững, môi trường có nhiều nhân tố tác động tiêu cực, mức thu nhập người dân còn thấp; các xã đạt nông thôn mới cần từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững hơn; đa dạng hóa các mô hình kinh tế, dịch vụ, du lịch, thương mại… tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, khi đó người dân có thu nhập ổn định thì xã hội mới phát triển bền vững, các tiêu chí nông thôn mới sẽ ngày được nâng cao hơn.

Đến cuối tháng 8/2017, toàn tỉnh Tây Ninh có 22/80 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Theo đó, Tây Ninh phấn đấu đến 2020 sẽ có 50/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 15 xã biên giới./.
Theo Phạm Thanh Tân/dantocmiennui.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 285


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 387613

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73434584