11:25 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển giao thông nông thôn còn nhiều khó khăn

Thứ năm - 10/12/2015 20:58
Năm năm qua, cùng với Chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông ngoại thành Hà Nội đã được tập trung đầu tư phát triển, tạo nên bộ mặt mới cho khu vực và nâng cao đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” còn nhiều khó khăn, cho nên tiến độ và hiệu quả đầu tư chưa đạt so với yêu cầu thực tế.
Tuyến đường giao thông nông thôn xã Tân Hội, huyện Đan Phượng được bê-tông hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

Tuyến đường giao thông nông thôn xã Tân Hội, huyện Đan Phượng được bê-tông hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

 

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trong năm năm qua, tổng số km đường giao thông nông thôn được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp ở các huyện, thị xã là hơn một nghìn km. Hiện nay, 100% các xã có đường liên xã, trục xã được “cứng hóa” theo tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải, tỷ lệ này ở hệ thống đường ngõ xóm, trục thôn, liên thôn đạt 90% trở lên. Phần lớn đường trục chính nội đồng cũng đã được cải tạo thành đường bê-tông xi-măng hoặc đường cấp phối đá dăm, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của các địa phương. Một số xã như Nghĩa Hương (huyện Quốc Oai), Song Phượng (huyện Đan Phượng)… còn kết hợp đường nội đồng thành hệ thống đường giao thông chung của xã, tương đương với hệ thống đường xã, đường liên xã.

Đồng chí Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: Để triển khai các dự án xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, thành phố đã huy động kinh phí hơn 48.700 tỷ đồng; trong đó ngân sách chiếm 83,5%, còn lại là nguồn vốn tín dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể và nhân dân cũng đã tích cực đóng góp xây dựng bằng nhiều hình thức như tiền, nhân công, vật tư, nguyên liệu, đất đai... Tổng kinh phí đóng góp từ các nguồn lực xã hội này khoảng hơn năm nghìn tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp gần ba nghìn tỷ đồng. Có được nguồn lực phong phú này chính là nhờ sự chủ động, quyết liệt của chính quyền địa phương. Vận động được nhân dân đóng góp làm đường giao thông không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách, mà cái chính là tạo tinh thần chung sức, đồng lòng trong xây dựng cũng như trong bảo vệ của cải vật chất của xã hội sau này.

Huyện Đan Phượng là một trong những địa phương rất tích cực trong việc chủ động huy động nguồn nội lực để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng. Trưởng phòng Kinh tế huyện Nguyễn Thạc Hùng cho biết: Từ chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện đã quyết định hỗ trợ 29% vật liệu để làm đường giao thông nông thôn và bảo lãnh ứng trước vật tư cho các nhà thầu. Cán bộ huyện phải tới từng xã để rà soát, thống nhất các đường xóm, ngõ cần xây dựng, chỉnh trang và phê duyệt phương án thiết kế đường. Sau đó, huyện vận động doanh nghiệp giúp đỡ vốn, đồng thời giao cho các doanh nghiệp bàn bạc với nhân dân để lập dự toán và tổ chức ứng trước vật liệu chính như cát, đá, sỏi... Nhân dân góp các vật liệu khác và tổ chức thi công. Từ kinh nghiệm làm đường ngõ, xóm này, huyện tiếp tục triển khai làm đường nội đồng, đường trục thôn. Với công trình này, huyện vận động đơn vị tham gia xây dựng ủng hộ 35% giá trị nhân công, máy móc. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu xây dựng hạ tầng.

Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng như vậy. Không ít nơi, vận động người dân đóng góp rất khó khăn, việc đầu tư làm đường chỉ có thể trông đợi vào ngân sách. Thị xã Sơn Tây là địa bàn đất rộng, người thưa, đường liên thôn có những chỗ cả cây số chỉ có vài gia đình sinh sống. Đề ra mức đóng góp như thế nào đối với các hộ này cho phù hợp là chuyện không đơn giản. Yêu cầu góp tiền, hiến đất nhiều quá thì dân sẽ không nghe; mà ít quá thì sẽ tạo ra sự bất cập hoặc ý kiến so bì ở chỗ khác. Ngay cả vốn ngân sách, nhiều địa phương có khó khăn về nguồn thu, cho nên không bảo đảm được tiến độ đầu tư; nhiều dự án thực hiện dang dở hoặc chưa được triển khai.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn là ngân sách thành phố chiếm 40%, ngân sách huyện 40%, còn lại là ngân sách xã và nguồn huy động hợp pháp khác. Ngân sách thành phố hỗ trợ cho các dự án đã bảo đảm. Tuy nhiên, ngân sách cấp huyện mới chỉ đạt khoảng 25%; ngân sách xã và các nguồn vốn khác đạt tỷ lệ rất thấp (dưới 10%). Với tình hình đầu tư như vậy cho nên nhiều dự án do thiếu vốn mà chậm được triển khai hoặc thi công kéo dài; nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa đồng bộ về hạ tầng như thiếu hệ thống thoát nước, chiếu sáng… Có những dự án đã hoàn thành, nhưng do chưa được bố trí đủ vốn để thanh toán cho nhà thầu, cho nên chưa thể quyết toán. Ngoài ra, do phân bổ kế hoạch vốn không phân chi tiết cho từng dự án, cho nên có địa phương còn điều chuyển vốn sang các dự án không có trong danh mục đã được chọn, dẫn đến công trình cần xây dựng không thể hoàn thành đúng tiến độ.

Để hoàn thiện và đồng bộ hệ thống giao thông nông thôn còn rất nhiều việc phải làm. Trong đó, những khó khăn trong huy động nguồn vốn đầu tư, bất cập về cơ chế, chính sách… cần được thành phố rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp thực tế của từng địa phương. Các địa phương cũng cần tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách công tác này ở cấp huyện nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nhất là các ban quản lý dự án đủ năng lực hoạt động theo quy định. Có như vậy, hệ thống giao thông nông thôn mới sớm được hoàn thiện, kết nối hiệu quả với hệ thống giao thông chung của thành phố, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Theo Minh Hạnh/nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 86


Hôm nayHôm nay : 45508

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1305335

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71532650