13:36 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển hợp tác xã kiểu mới ở Trà Vinh- Bài 1: Xóa 'rào cản'

Thứ bảy - 14/10/2017 04:18
Mô hình hợp tác xã kiểu mới mang lại rất nhiều lợi ích cho nông dân tham gia. Bên cạnh những ưu đãi về chính sách, khoa học kỹ thuật và giảm giá thành…, mô hình còn tạo điều kiện giúp nông dân đảm bảo được đầu ra sản phẩm.
Tuy nhiên, hơn 4 năm triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012 ở Trà Vinh, mô hình này vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.

Ưu thế hợp tác xã kiểu mới

Vụ Hè Thu năm nay, ông Kim Nụ, xã Tân Hùng, huyện Tiểu Cần không còn phải lo lắng về đầu ra cho 0,3 ha lúa của gia đình. Mặc dù những ngày sắp thu hoạch, mưa lớn đã làm gãy, đổ nhiều diện tích lúa khiến năng suất và chất lượng lúa giảm, nhưng ruộng lúa giống OM 5451 của gia đình ông vẫn được mua với giá 5.000 đồng/kg. Đó là nhờ ông đã tham gia vào hợp tác xã Rạch Lọp nên được ký hợp đồng bao tiêu.

Nông dân huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thu hoạch lạc vụ đông xuân. Ảnh: Thanh Hòa/TTXVN

Ông Kim Nụ chia sẻ, trước đây, giá lúa cao hay thấp đều do thương lái quyết định, nhưng hiện nay, khi đã tham gia hợp tác xã, nông dân rất an tâm vì được ký kết hợp đồng bao tiêu với giá ổn định. Đối với những diện tích bị gãy, đổ vẫn không phải lo khó tiêu thụ hoặc thương lái ép giá.

Hợp tác xã nông nghiệp Rạch Lọp được thành lập vào cuối năm 2016, hiện có 448 thành viên, với tổng vốn điều lệ 1 tỷ đồng, có tổng diện tích sản xuất 430 ha; trong đó diện tích đất trồng lúa 308 ha, phần diện tích còn lai trồng dừa, màu và nuôi thuỷ sản. Đây là vụ lúa thứ 2 liên tiếp hợp tác xã ký hợp đồng thu mua lúa cho các thành viên.

Ông Huỳnh Đăng Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã nông nghiệp Rạch Lọp cho biết, không những được đảm bảo đầu ra, nông dân còn được cung cấp giống lúa chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và được thuê máy gặt đập liên hợp với giá cả hợp lý.

Cụ thể, ở vụ Hè Thu này, thành viên hợp tác xã được mua lúa giống chất lượng OM 5451 rẻ hơn 1.000 đồng/kg so với giá thị trường, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng thấp hơn giá thị trường từ 2-6%. Thành viên hợp tác xã còn được thuê máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa với giá 160.000 đồng/công, thấp hơn 30.000 đồng/công so với giá thị trường (1 công =1.000 m2) và được bao tiêu giá 5.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường 300 đồng/kg.

Nhờ vậy, giá thành giảm, lợi nhuận của nông dân tăng đáng kể. Qua 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, lợi nhuận tăng thêm cho thành viên hợp tác xã gần 500 triệu đồng.

Tỉnh Trà Vinh có gần 186.000 ha đất nông nghiệp, chiếm hơn 76% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Do chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên nông dân rất khó áp dụng khoa học kỹ thuật và tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước, dẫn đến chi phí sản xuất cao, khó cạnh tranh trên thị trường.

Theo ông Lê Hoàng Y, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Trà Vinh, mô hình hợp tác xã kiểu mới mang lại rất nhiều lợi ích cho thành viên. Không giống như hợp tác xã kiểu cũ là sở hữu cá nhân không được thừa nhận, mô hình hợp tác xã kiểu mới phân định rõ sở hữu tập thể và sở hữu của thành viên.

Trong mô hình cũ, xã viên là người lao động làm công cho hợp tác xã, trong khi đối với mô hình mới, quan hệ giữa hợp tác xã và thành viên bình đẳng, tự nguyện, cùng có quyền lợi và cùng chịu rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Tham gia mô hình hợp tác xã kiểu mới, nông dân được hỗ trợ đầu vào cho sản xuất đảm bảo chất lượng như giống, vật tư nông nghiệp, dịch vụ sau thu hoạch với giá hợp lý.

Đặc biệt, hợp tác xã sẽ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua các hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, giúp ổn định đầu ra, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, nông dân có cơ hội tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước, vay vốn ưu đãi để phục vụ sản xuất, được chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm… Thành viên được chia lãi theo vốn góp khi hợp tác xã kinh doanh có lợi nhuận.

Những "rào cản" cần xóa bỏ

Hợp tác xã kiểu mới đem lại nhiều ưu thế cho nông dân, nhưng hơn 4 năm triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, việc phát triển kinh tế tập thể ở Trà Vinh vẫn vướng mắc nhiều hạn chế, khó khăn.

Điểm dễ nhìn nhận nhất là hiện tại nhiều hợp tác xã chưa sản xuất kinh doanh hiệu quả, do không xây dựng được chương trình, kế hoạch phát triển một cách bền vững. Từ đó, người dân chưa thật sự tha thiết tham gia vào hợp tác xã.

Hiện nay, số lượng hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả như Hợp tác xã nông nghiệp Rạch Lọp không nhiều.

Theo Liên minh Hợp tác xã tỉnh Trà Vinh, mặc dù 100% hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành chuyển đổi sang Luật Hợp tác xã năm 2012 vào tháng 6/2016, nhưng phần lớn các hợp tác xã chỉ tồn tại trên danh nghĩa, hoạt động không đúng nguyên tắc và quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.

Các xã viên vẫn chưa thay đổi được cách nghĩ, cách làm, thiếu sự gắn kết lợi ích với nhau. Do vậy, khu vực kinh tế tập thể vẫn chưa có bước đột phá. Trong số 113 hợp tác xã đang hoạt động hiện nay, chỉ có khoảng 35% được đánh giá hoạt động khá; số còn lại hoạt động ở mức trung bình hoặc yếu kém.

Tuy tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn giải thể, xóa tên 81 hợp tác xã và 3 liên hiệp hợp tác xã hoạt động không hiệu quả nhưng hiện nay, các hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng còn gặp những “rào cản” như vốn ít, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu,...

Hầu hết các hợp tác xã hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp hiện vẫn chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, chứng nhận an toàn thực phẩm nên chưa nâng cao được chuỗi giá trị sản phẩm, khó tiếp cận những thị trường lớn mà chủ yếu tiêu thụ nội địa.

Cùng với đó, những hạn chế về năng lực quản lý, kỹ năng giao tiếp ở cơ chế thị trường hiện nay để tìm đối tác liên kết trong sản xuất kinh doanh nên không định hướng được chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, toàn tỉnh có 244 người là cán bộ quản lý hợp tác xã, nhưng chỉ 26 người có trình độ đại học, 14 người có trình độ cao đẳng và trung cấp; số còn lại đều chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ... Nhiều hợp tác xã không có kế toán nên không thể tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi…

Theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Đồng Văn Lâm, mặc dù thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể; các sở, ngành, địa phương đã tập trung củng cố, nâng chất các hợp tác xã nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong đợi.

Chất lượng hoạt động của các hợp tác xã còn nhiều hạn chế. Việc phát triển mới hợp tác xã chưa đạt kế hoạch đề ra; sự phối hợp giữa các ngành liên quan và các địa phương còn nhiều bất cập…

Theo chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh Trần Trí Dũng, mỗi xã nông thôn mới phải có tối thiểu một hợp tác xã kiểu mới nhưng hiện nay vẫn còn 4/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới chưa có hợp tác xã.
Thanh Hoà (TTXVN)
Nguồn: 
baotintuc.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 229563

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73276534