10:27 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới (Kỳ 1)

Thứ tư - 12/10/2016 05:27
Nhằm từng bước hoàn thiện tổ chức, bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động, ba năm qua, các hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng (HTX) đang trong quá trình tổ chức lại theo quy định của Luật HTX năm 2012. Mặc dù quá trình tổ chức lại còn chậm và gặp nhiều bất cập, nhưng nhiều HTX, tổ hợp tác đã thu được những thành quả rất đáng ghi nhận.
Xã viên làm dịch vụ đất trồng nấm của HTX Yên Bắc huyện Duy Tiên (Hà Nam).

Xã viên làm dịch vụ đất trồng nấm của HTX Yên Bắc huyện Duy Tiên (Hà Nam).

Bài 1: Những trái ngọt đầu mùa

Với Luật HTX năm 2012, việc hình thành và triển khai các HTX kiểu mới là nền tảng quan trọng, là khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và tạo thu nhập bền vững cho người nông dân. Trên thực tế, quá trình chuyển đổi sang mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới tại một số địa phương cũng đã thu được những kết quả khả quan…

Hiệu quả bước đầu

HTX nông nghiệp Bình Định, huyện Kiến Xương (Thái Bình) là một trong những đơn vị được tỉnh chọn làm điểm thực hiện chuyển đổi sang mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới. Trao đổi với chúng tôi, Chủ nhiệm HTX Bình Định Trần Thanh Sơn cho biết: HTX làm nhiệm vụ quản lý ba khâu dịch vụ mang tính bắt buộc là thủy nông, dịch vụ khoa học kỹ thuật và bảo vệ thực vật. Thực hiện Nghị định 54 và Nghị định 115 của Chính phủ về miễn thủy lợi phí cho nông dân, HTX đưa ra mức thu cố định của cả ba dịch vụ là 5,8 kg/sào/năm. Do xây dựng định mức khoán các dịch vụ chặt chẽ, gắn quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán, cho nên đã hạ được chi phí quản lý. Nhờ vậy, sau khi đã thanh toán với Nhà nước và người lao động, HTX vẫn tích lũy được một phần ưu tiên cho phát triển sản xuất, hoặc làm vốn đối ứng xây dựng các công trình thủy lợi. Lợi nhuận của HTX ngày một tăng, hiện mỗi năm đạt từ 200 đến 300 triệu đồng, bước đầu đã khẳng định HTX dịch vụ nông nghiệp vẫn có thể đứng vững, hoạt động và phát triển với nền kinh tế thị trường.

Để tìm hiểu thêm, chúng tôi gặp chị Đào Thị Thiện - người “sáng lập” nên HTX trồng nấm Quảng Hội (xã Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội). Chị Thiện cho biết: Để mở lán trồng nấm, cách đây dăm năm chị vay tám triệu đồng từ Quỹ Tình thương phụ nữ nghèo huyện Sóc Sơn, cộng với hai triệu đồng gia đình tích cóp được để mua nguyên liệu và chi phí đi lại. Sau một tháng triển khai, lứa nấm đầu tiên đã cho thu hoạch. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, mỗi lần thu hoạch xong, lại phải chở nấm sang xã khác gửi người ta bán hộ. Nhờ chịu khó chắt chiu từng đồng vốn, sau sáu tháng lãi được 40 triệu đồng, chị tiếp tục dùng để mở rộng quy mô trang trại. Đến năm 2010, tổng diện tích trồng nấm đã lên tới 650 m2, cho sản lượng đạt 350 đến 400 kg/ngày, chị quyết định vận động bà con trong xã góp vốn và xin thành lập HTX nuôi trồng nấm hoạt động theo mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, do chị làm chủ nhiệm. Hiện, HTX gồm 25 thành viên ở năm tỉnh, thành phố. Sản lượng nấm các loại đạt 75 đến 77 tấn/năm, doanh thu gần 3,2 tỷ đồng. Trừ các chi phí, số tiền lãi thu được từ 750 đến 800 triệu đồng/năm.

Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Yên Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ảnh: QUANG THIỆN

Tại huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam), Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Yên Bắc - đơn vị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2000), ông Bùi Văn Nguyên cho biết: Chuyển sang hoạt động theo mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, Yên Bắc có thế mạnh là tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm, nhất là cung ứng giống cho xã viên. Đối với mặt hàng lúa giống, hiện HTX đã ký với bốn công ty và đang tiếp tục mở rộng, để tiếp tục sản xuất và tiêu thụ hết diện tích lúa giống cho xã viên của mình, trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 500 đến 600 tấn lúa giống cho bà con xã viên. Ngoài ra, HTX còn sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩu, rau màu vụ đông; HTX đã khá thành công trong loại hình “dịch vụ làm đất” khi đã quản lý và điều hành tất cả máy làm đất tư nhân trên địa bàn của xã, tránh được tình trạng ép giá, tranh chấp lẫn nhau, nông dân được hưởng giá làm đất phù hợp...

Đa dạng các mô hình

Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 142.800 tổ hợp tác và gần 19 nghìn HTX đang hoạt động, trong đó khoảng hai phần ba số HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và thủy sản (gọi chung là nông nghiệp). Khu vực kinh tế hợp tác, HTX hiện thu hút khoảng 12 triệu hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ, cá thể, tiểu chủ và người lao động, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hoạt động của các HTX nông nghiệp khá đa dạng, nhưng chủ yếu là các HTX dịch vụ nông nghiệp chiếm khoảng 70% tổng số các HTX nông nghiệp, với hoạt động chính là thực hiện các khâu dịch vụ cơ bản cho sản xuất của hộ nông dân. Bên cạnh đó, là các HTX dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp; ngoài việc bảo đảm cung cấp dịch vụ cho xã viên, huy động vốn tổ chức sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ... Còn lại là các HTX chuyên ngành chăn nuôi, trồng rau, hoa, cây cảnh... đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường hiện nay.

Mặc dù hoạt động theo các mô hình khác nhau, nhưng các HTX nông nghiệp đã và đang đáp ứng yêu cầu trợ giúp lẫn nhau trong sản xuất, đời sống của các hộ thành viên. Các tổ hợp tác đã giúp hội viên thực hiện một số dịch vụ “đầu vào” trong sản xuất như: thủy lợi, làm đất, mua bán vật tư, cây, con giống, bảo vệ sản xuất… và dịch vụ “đầu ra” tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật, trao đổi thông tin, kinh nghiệm... giúp nhau làm kinh tế, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới. Các HTX nông nghiệp kiểu mới đang thực hiện một sứ mệnh quan trọng là tạo “cầu nối” giữa nông dân với thị trường. Thí dụ như các HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình đều làm các khâu dịch vụ: tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thú y, diệt chuột, cung ứng vật tư nông nghiệp, làm đất, vệ sinh môi trường… Ngoài ra, còn có 100 HTX làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, đại diện cho các hộ nông dân ký kết hợp đồng với doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, cuối vụ đứng ra thu gom sản phẩm.

(Còn nữa)

HTX là cầu nối, là thành phần trong việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân. HTX không chỉ ích lợi như các tổ chức kinh tế khác, mà còn thể hiện được vai trò quan trọng trong việc chuyển tải, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến nông dân, chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn xã viên sản xuất theo vùng quy hoạch. Với Luật HTX năm 2012 và các HTX kiểu mới - kết quả sáng tạo của một bộ phận nông dân, chúng ta đang có cơ hội chuyển giai đoạn phát triển của nông nghiệp nước nhà và hội nhập quốc tế.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam

 

Bài, ảnh: Tâm Sơn/nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tổ chức, hợp tác

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 447

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 443


Hôm nayHôm nay : 38393

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 850766

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64836710