12:44 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới (Tiếp theo và hết) (*)

Thứ tư - 12/10/2016 05:29
Bài 2: Tạo đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp - Với đặc thù cơ cấu tổ chức và quản lý của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp thường có quy mô nhỏ, vốn ít, hoạt động theo mùa vụ; phần lớn các HTX nông nghiệp tổ chức thiếu chặt chẽ, quan hệ hợp tác còn lỏng lẻo, địa vị pháp lý tổ hợp tác chưa rõ ràng, cộng thêm những khó khăn từ thực tế khách quan, vì vậy việc chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012 vẫn còn nhiều việc phải làm.
Mô hình trồng hoa của HTX Nông nghiệp Tân Dĩnh (Lạng Giang - Bắc Giang) phát triển tốt. Ảnh: ANH THƠ

Mô hình trồng hoa của HTX Nông nghiệp Tân Dĩnh (Lạng Giang - Bắc Giang) phát triển tốt. Ảnh: ANH THƠ

Bộn bề gian khó

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một trong những bất cập lớn nhất trong chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới là số các HTX hoạt động hiệu quả chỉ liên kết, hỗ trợ được khoảng 5% số hộ nông dân cả nước. 95% số hộ còn lại thực chất là sản xuất theo phương thức tự phát: Tự quyết định trồng cây gì, nuôi con gì, bán sản phẩm không theo hợp đồng cho thương nhân, không biết trước ai sẽ mua, mua theo giá nào, mua với khối lượng bao nhiêu. Do nhận thức về HTX còn rất khác nhau ở các địa phương cho nên quy mô HTX và số lượng các dịch vụ HTX cũng rất khác nhau. Hiện, nhiều tỉnh đồng bằng sông Hồng, nhiều HTX được thành lập từ nhiều năm qua có quy mô liên thôn, hoặc toàn xã, thậm chí có nhiều HTX hơn 1.000 xã viên. Trong khi đó, hầu hết các HTX thành lập 5 năm qua ở tỉnh Hà Tĩnh chỉ có từ 7 đến 20 xã viên, ở An Giang, Vĩnh Long bình quân vài chục xã viên/HTX.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chi cục trưởng Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình Lê Nguyên Hoài trăn trở: Trải qua gần ba năm thực thi Luật HTX năm 2012, nhưng trong khối nông nghiệp toàn tỉnh, mới chỉ có hai HTX nông nghiệp được chuyển đổi tuân thủ hoàn toàn theo Luật. Người ta thường căn cứ vào lợi nhuận của HTX để đánh giá mức độ hiệu quả của HTX. Thế nhưng, các HTX nông nghiệp chủ yếu làm dịch vụ phục vụ các hộ xã viên không tính lãi, phần thu được chỉ đủ cho chi phí quản lý và công lao động cho tổ dịch vụ. Trong số 329 HTX, của tỉnh Thái Bình thì 299 HTX có lãi, chiếm tỷ lệ 96,1%, song, số lãi trong mỗi HTX không cao, chỉ xấp xỉ 100 triệu đồng/năm. Cơ sở vật chất của các HTX còn nghèo nàn, 129 HTX chưa có đất làm trụ sở, phải làm việc nhờ trong trụ sở UBND xã, 17 HTX phải đi thuê mượn trụ sở.

Một trong những khó khăn khác của HTX nông nghiệp là tiềm lực kinh tế, tài chính. Theo đại diện Liên minh HTX Việt Nam: qua khảo sát 5.364 HTX thì vốn bình quân một HTX chỉ hơn 1,45 tỷ đồng, nhưng chủ yếu nằm ở tài sản cố định (chiếm tỷ lệ 67,6%). Tài sản cố định của HTX có giá trị lớn là các công trình điện và hệ thống thủy lợi, các loại máy móc; cơ sở sản xuất và chế biến hầu như chưa có. Vốn góp bình quân một HTX khoảng 56 triệu đồng; vốn lưu động bình quân của một HTX khoảng 160 triệu đồng. Do vậy, rất khó cho các HTX trong việc chủ động hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện, quy mô và phạm vi hoạt động của các HTX nông nghiệp phổ biến là theo địa bàn xã, thị trấn, còn ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ phổ biến quy mô theo ấp, thôn và quy mô liên thôn. Theo báo cáo của 39 Liên minh HTX các tỉnh, thành phố, trong tổng số 4.776 HTX có 1.635 HTX quy mô xã (chiếm 34,23%), 1.011 HTX quy mô liên thôn (chiếm 21,16%), 1.377 HTX quy mô thôn, ấp (chiếm 28,83%). Cá biệt có tỉnh chủ yếu là quy mô thôn, thí dụ ở tỉnh Bắc Ninh: có 546 HTX, trong đó có 519 HTX quy mô thôn, bảy HTX quy mô liên thôn, chỉ có 20 HTX quy mô xã.

Ngoài ra, các HTX dịch vụ nông nghiệp thường gặp nhiều khó khăn khách quan, liên quan thời tiết (rét đậm, rét hại, nắng nóng vụ mùa, giông lốc, bão lũ), chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp giá trị không cao, đơn cử như giá lúa luôn ở mức 5.000 đến 5.500 đồng/kg, trong khi giá vật tư đầu vào phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi không ổn định, thu nhập nông nghiệp thấp dẫn tới nông dân không mặn mà với đồng ruộng.

Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Phương cho biết: Trên thực tế, mặc dù Ban Chỉ đạo triển khai Luật HTX của tỉnh đã hoạt động tích cực từ cấp tỉnh đến cấp huyện để phối hợp với các UBND xã tuyên truyền về Luật HTX và hướng dẫn các bước tổ chức lại hoạt động của HTX theo Luật HTX năm 2012, tuy nhiên đa số các HTX dịch vụ nông nghiệp vẫn duy trì bộ máy tổ chức và phương thức hoạt động cũ, thành viên không góp vốn, cơ sở vật chất thiếu, cán bộ HTX ở độ tuổi cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn bất cập do vậy hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp còn thấp.

Để có nhiều HTX kiểu mới

Nhấn mạnh tầm quan trọng của HTX kiểu mới, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khẳng định: Với Luật HTX năm 2012, việc hình thành và triển khai các HTX kiểu mới là yếu tố nền tảng quan trọng nhất, là khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam và nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân Việt Nam.

Tuy nhiên, tiến độ các HTX được tổ chức lại, hoặc chuyển sang mô hình kinh tế khác diễn ra chậm so với kế hoạch. Trước hết do công tác tuyên truyền tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực kinh tế tập thể và Luật HTX năm 2012 ở một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Quay trở lại với câu chuyện ở tỉnh Bắc Ninh, nhiều nơi chính quyền cấp xã, ban lãnh đạo thôn can thiệp sâu vào nội bộ HTX, từ đó làm mất tính tự chủ của HTX. Hoạt động điều hành HTX, ở một số địa phương còn mang tính chất “hành chính hóa”, trưởng thôn trực tiếp điều hành HTX thành viên tham gia HTX không góp vốn điều lệ, thiếu trách nhiệm với HTX. Do vậy, đến nay tỉnh Bắc Ninh mới có tám HTX tổ chức và hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Từ đầu năm 2015 đến nay không có HTX nào tổ chức, chuyển đổi đăng ký lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

Để phát triển, nâng cao hiệu quả các HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng trong thời gian tới theo đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên T.Ư Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cần thực hiện đồng bộ một loạt các nhóm giải pháp chính như sau:

Thứ nhất, đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cụ thể, đó là nhận thức đúng đắn về HTX nông nghiệp kiểu mới (về tính chất, mục tiêu tổ chức, quan hệ giữa HTX và thành viên, tài sản chung, phân chia lợi nhuận).

Thứ hai, cùng với việc chú trọng phát triển các HTX kiểu mới, cần thực hiện tốt việc chuyển đổi các HTX thành lập trước thời điểm có Luật HTX năm 2012. Cần rà soát, đánh giá lại, xác định rõ nguồn gốc tài sản hình thành, giải quyết dứt điểm nợ đọng kéo dài, xem xét lại xã viên thật sự có nhu cầu hợp tác sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, góp vốn vào HTX, giảm bớt số thành viên sản xuất tự cấp, tự túc, nhu cầu hợp tác không cao.

Thứ ba, thực thi các nhóm chính sách hỗ trợ, thúc đẩy để tạo lập môi trường cho các HTX kiểu mới phát triển. Tháo gỡ khó khăn đối với hệ thống chính sách về đất đai cho các HTX, chính sách tín dụng cho các mô hình, tập trung vào việc nâng định mức vay, đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ thủ tục cho vay; đồng thời phát huy vai trò của quỹ phát triển HTX, thực hiện các chính sách thu hút cán bộ trẻ, có trình độ về làm việc tại các HTX…

Thứ tư, tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách phát triển HTX, nghiên cứu xây dựng ban hành nghị định riêng về HTX trong nông nghiệp. Tăng cường năng lực, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước từ T.Ư đến địa phương về kinh tế tập thể và HTX.

Thứ năm, phải gắn việc chỉ đạo xây dựng HTX với chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Vai trò của các tổ hợp tác, HTX là thúc đẩy, tương trợ kinh tế hộ, phải gắn động lực phát triển kinh tế hộ vào các mô hình. Thay đổi các hình thức quản lý, cách thức ứng xử với các mô hình tổ hợp tác, HTX từ mệnh lệnh hành chính, cơ chế xin- cho sang các quan hệ hợp tác, đối tác.

Việc chuyển đổi các HTX nông nghiệp sang mô hình HTX kiểu mới dẫu khó khăn nhưng là một xu thế tất yếu và là nhiệm vụ hàng đầu trong bối cảnh nền nông nghiệp đang tiến hành tái cơ cấu một cách toàn diện. Vì vậy ngay từ bây giờ, các tỉnh, thành phố cần hoàn thành rà soát và đăng ký lại các HTX theo Luật HTX năm 2012 và đưa nội dung chuyển đổi, thành lập các HTX kiểu mới vào nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phần lớn các tổ hợp tác tổ chức thiếu chặt chẽ, quan hệ hợp tác còn lỏng lẻo, địa vị pháp lý tổ hợp tác chưa rõ ràng. Hiện, có khoảng hơn 75 % các tổ hợp tác không đăng ký hoạt động với Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định tại điều 111 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 151/NĐ-CP ngày 10-10-2007 của Chính phủ.

(Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam)

(*) Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 20-8-2015

Bài, ảnh: Tâm Sơn/nhandan.com.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp, hợp tác

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 88


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1163945

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72846654