21:43 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển kinh tế trang trại: Trước hết phải làm tốt quy hoạch

Thứ bảy - 13/08/2016 22:30
Kinh tế trang trại (KTTT) là một trong các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp. Phát triển KTTT là bước tiến quan trọng của nền kinh tế hộ trong quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế thị trường. KTTT đã khơi dậy tiềm năng trong dân cư để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, thúc đẩy áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

Tuy vậy, để KTTT phát huy hết khả năng, đáp ứng sự phát triển thì còn nhiều việc phải làm, trong đó quy hoạch phải đi trước.

Ông Nguyễn Duy Lượng (đứng giữa) thăm trang trại hữu cơ LUCAVI hộ anh Nguyễn Đăng Cường xã Đại Đồng Thành (Thuận Thành - Bắc Ninh).

Cả nước hiện nay có 29.600 TT; trong đó có 29,83% TT trồng trọt, 37,20% TT chăn nuôi,17,86% TT thủy sản, 13,66% TT tổng hợp, 1,46% TT lâm nghiệp... Đã có nhiều TT cho thu nhập cao, doanh thu từ 1-3 tỷ đồng/năm; một số mô hình cho doanh thu 5-10 tỷ đồng/năm,... KTTT được khẳng định là một trong những loại hình mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Một số trang trại tiêu biểu như: hộ ông Nguyễn Văn Ái ở xã Hòa Tiến (Yên Phong - Bắc Ninh), được mệnh danh là “vua gà giống”,  cung ứng 500.000-800.000 con gà giống và trên 3 triệu quả trứng, doanh thu trên 9 tỷ đồng/năm; hộ ông Hà Tấn Tâm (phường Thới An, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) nuôi cá tra xuất khẩu, với 10 ao - diện tích mặt nước 5ha và 8ha vườn trồng 3 loại cây ăn trái (nhãn 2ha, xoài 3ha, cam xoàn 3ha), doanh thu từ 2011-2015 đạt 12,8-14,3 tỷ đồng/năm; hộ ông Phạm Năng Thành (xã Đại Tập, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) trồng hơn 20ha chuối tiêu hồng, chuối tây, doanh thu hơn 5 tỷ đồng/năm….

Những năm qua, Nhà nước  đã có nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển KTTT. Tuy nhiên, việc nhân rộng các mô hình KTTT còn gặp phải nhiều khó khăn, chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh như đất đai, nguồn vốn, khoa học công nghệ, thông tin thị trường, thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thu nông sản ..., nhất là việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), Giấy chứng nhận (GCN)  TT làm quá chậm. Theo thống kê sơ bộ, hiện mới chỉ có hơn 20% số TT được cấp GCNQSDĐ, đây đang là trở ngại, làm nhiều chủ TT có năng lực về tài chính chưa dám đầu tư lớn.

Ngày 13/4/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư số 27 về tiêu chí để cấp GCNTT. Theo đó, tiêu chí công nhận TT chuẩn tăng lên khá nhiều, từ quy mô diện tích, mặt hàng, cơ sở hạ tầng cho đến doanh thu hàng năm. Đây cũng là điều kiện để chủ trang trại được vay vốn không phải thế chấp theo Nghị định 41 của Chính phủ (nay là NĐ 55/CP) về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhưng thực tế, khi đưa vào áp dụng, chính quyền địa phương và chủ TT kêu khó vì tiêu chí đặt ra quá cao, không mấy TT đáp ứng được, như doanh thu của trang trại chăn nuôi phải đạt từ 1 tỷ đồng/năm trở lên thì mới được cấp GCNTT; đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 700 triệu đồng/năm... Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp còn chịu nhiều rủi ro và đặc điểm KTTT còn nặng quy mô hộ gia đình thì rất ít TT đạt tiêu chí đưa ra, không được cấp GCNTT đồng nghĩa với việc chủ TT không tiếp cận được các chính sách liên quan. Ngoài ra, việc hỗ trợ đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại cho TT còn chưa được quan tâm và chưa thường xuyên; phần lớn các TT chưa nhận thức được mức độ ảnh hưởng trực tiếp của quá trình toàn cầu hóa, quá trình hội nhập quốc tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh để phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng liên kết giữa các TT theo ngành và khu vực còn hạn chế; sự hợp tác giữa các TT với nhau, giữa các TT với doanh nghiệp, hợp tác xã chưa chặt chẽ nên chưa tạo ra được sản phẩm hàng hóa lớn, tập trung.

Để tiếp tục phát triển KTTT theo tinh thần Nghị quyết 26/TW Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương (khóa X) về nông nghiệp - nông dân - nông thôn và thích ứng với bối cảnh hội nhập sâu rộng, trước hết cần thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển KTTT, sản xuất hàng hóa. Từng vùng, từng địa phương dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến tiêu thụ nông sản, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác lợi thế, tăng cường sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước, giảm thiểu sự phát triển tự phát của TT.

Chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, xử lý môi trường, các cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất cung ứng giống cây trồng, vật nuôi phục vụ sự phát triển của TT. Tạo điều kiện thuận lợi cho TT tiếp cận các nguồn vốn, thực hiện tốt Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của TT. Có chính sách phù hợp hỗ trợ tích tụ đất đai để thành lập TT, những vùng tập trung áp dụng việc cho thuê đất (giống doanh nghiệp) và Nhà nước có thể hỗ trợ một phần tiền thuê và chuyển đổi. Đẩy nhanh thực hiện việc cấp GCNQSDĐ để tạo cơ sở pháp lý cho chủ TT yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác thông tin thị trường, dự báo và khuyến cáo thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Chú trọng yếu tố khoa học công nghệ là chìa khóa, là động lực, yêu cầu tất yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất thông qua công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở dạy nghề, đào tạo nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh cho chủ TT và đào tạo dạy nghề cho lao động làm việc trong TT. Tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp, hợp tác xã trong nông nghiệp, tăng cường sự liên kết giữa các thành phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

TS. Nguyễn Duy Lượng, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam
Theo: kinhtenongthon.com.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: kinh tế, sản xuất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 35

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1276119

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71503434