17:55 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 09/11/2015 20:37
Tình trạng khai thác rừng thiếu quy hoạch như hiện nay không chỉ gây khó khăn cho việc xuất khẩu gỗ dăm, mà còn tác động xấu tới toàn ngành chế biến gỗ xuất khẩu của nước ta. Để phát triển bền vững kinh tế rừng, sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu gắn với xây dựng nông thôn mới, yêu cầu bức thiết được đặt ra hiện nay là phải tái cơ cấu ngành lâm nghiệp…

Theo đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), trong 10 năm qua (2004 - 2014), hiệu quả kinh tế từ ngành trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và các loại lâm sản của nước ta rất thấp. Thực tế, nhiều nông trường, lâm trường hiện nay không phát huy được hiệu quả trong phát triển kinh tế rừng.

Hiện nay, đời sống người dân sản xuất rừng của nước ta còn nghèo. Kinh tế hộ trong lâm nghiệp đang bộc lộ nhiều hạn chế, manh mún và chia lẻ, trong khi liên kết sản xuất thì rất kém. Các công ty lâm nghiệp chưa giữ được vai trò nòng cốt. Cơ chế chính sách về phát triển kinh tế rừng còn thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, việc quy hoạch rừng của nhiều địa phương luôn bị phá vỡ. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cho những mục đích khác đang chịu sức ép rất mạnh.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ Việt Nam Nguyễn Tôn Quyền cho biết, ngành gỗ được xác định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2015, dự kiến giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành chế biến gỗ nước ta đạt khoảng 7 tỷ USD và sẽ nâng lên 10 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, hiện nay, tổng diện tích rừng của nước ta chỉ còn hơn 13 triệu ha, rừng tự nhiên chỉ còn khoảng 10 triệu ha. Chính vì vậy, vấn đề nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu của ngành gỗ đang rất khó khăn.

Một doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ tại TP Hồ Chí Minh cho biết, mỗi năm, doanh nghiệp này xuất khẩu gần 10 triệu USD, chủ yếu hàng xuất khẩu sang thị trường EU và Hoa Kỳ. Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước chủ yếu từ rừng trồng, gỗ cao-su hết tuổi khai thác nên an tâm về nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, gỗ nguyên liệu trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 50%, còn lại phải nhập khẩu.

Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước hiện nay được khai thác khoảng 16 triệu m3 từ rừng trồng. Nguồn thứ hai là cây cao-su hiện có khoảng một triệu ha, chu kỳ khai thác là 25 năm, cung cấp cho ngành chế biến gỗ khoảng 2,5 triệu m3. Ngoài ra, các loại cây ăn trái, cây trồng trong vườn lấy bóng mát mỗi năm ước tính sẽ cung cấp khoảng 2 triệu m3 gỗ. Tuy chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất nhưng tương đối ổn định về giá so với gỗ nhập khẩu. Điều quan trọng là nguồn gỗ trong nước bảo đảm đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định và các thủ tục xác minh cũng đơn giản hơn so với trước đây.

Đại diện Bộ NN và PTNT cho rằng, trước hết, chúng ta cần xây dựng và triển khai các hoạt động nhằm thích ứng với yêu cầu mới về nguồn gốc gỗ của EU và Mỹ; xây dựng đề án gia nhập tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế ITTO. Phối hợp với các đơn vị có chức năng xây dựng, góp ý và phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định tự do giữa Việt Nam và EU, Hàn Quốc, liên minh Hải quan Nga, Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan, chương trình thương mại dịch vụ của Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định AJCEP…

Theo Đề án cơ cấu lại ngành lâm nghiệp của Bộ NN và PTNT, phấn đấu đến năm 2020, nước ta có từ 16,2 đến 16,5 triệu ha rừng. Trong đó, rừng sản xuất chiếm hơn 8,13 triệu ha, rừng phòng hộ hơn 5,84 triệu ha và rừng đặc dụng gần 2,3 triệu ha.

Trước thực trạng ngành lâm nghiệp và chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của nước ta hiện nay, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng: Để phát triển bền vững kinh tế rừng, sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu gắn với xây dựng nông thôn mới, yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay là phải tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Việc tái cơ cấu phải đáp ứng được yêu cầu nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để giải được bài toán ấy, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, hộ gia đình liên kết với doanh nghiệp, tổ chức sản xuất lâm nghiệp với quy mô lớn. Đối với các công ty lâm nghiệp được hình thành từ lâm trường quốc doanh cần nhanh chóng chuyển đổi sang các hình thức khác như cổ phần hóa, chuyển đổi sang ban quản lý rừng hoặc giải thể các đơn vị hoạt động không hiệu quả.

http://www.nhandan.org.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xuất khẩu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 386546

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73433517