21:07 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển mật ong bền vững

Thứ năm - 02/11/2017 20:50
(Người Chăn Nuôi) - Tại diễn đàn khuyến nông “Giải pháp phát triển nuôi ong mật bền vững đảm bảo an toàn thực phẩm” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với tỉnh Hà Giang tổ chức mới đây, thông tin đưa ra cho biết, có khoảng 90% sản lượng mật được xuất khẩu, 10% còn lại tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Phát triển mật ong bền vững

Phát triển mật ong bền vững

Nghề nuôi ong tại Việt Nam thời gian qua đã phát triển nhanh chóng, với nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng và lợi thế về rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả. Ước tính, hiện cả nước có 1,5 triệu đàn ong, trong đó có 1,15 triệu đàn ong ngoại chiếm trên 76% và 350.000 nghìn đàn ong nội chiếm trên 23%. Với khoảng 34.000 người tham gia nuôi ong, số người nuôi ong chuyên nghiệp chiếm 20%. Khoảng 90% sản lượng mật được xuất khẩu, 10% còn lại tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc NN&PTNT Hà Giang: Nuôi ong lấy mật hiện đã được tỉnh Hà Giang phát triển tại 11 huyện, thành phố với tổng số 34.093 đàn, sản lượng mật trên 193 tấn. Nuôi ong nội gắn với phát triển cây hoa bạc hà tập trung chủ yếu ở 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc tỉnh là: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ.

Năm 2013, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong bạc hà của Hà Giang trên địa bàn 47 xã thuộc 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ.

Do đó sản phẩm mật ong Bạc Hà đã khẳng được được vị thế vững chắc đối với người tiêu dùng, nghề nuôi ong đã trở thành định hướng sản xuất hàng hóa của Hà Giang, giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên cao nguyên đá Đồng Văn từng bước xóa đói giảm nghèo.

Tại diễn đàn, các đại biểu Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đại biểu các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang và nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về giá cả thị trường và tiêu thụ sản phẩm mật ong. Cơ chế chính sách của Trung ương, của các tỉnh về phát triển ong mật. Liên quan tới tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi ong, có kỹ thuật bảo quản giống, canh tác để phát triển diện tích hoa bạc hà trên cao nguyên đá Đồng Văn. Đồng thời, thông qua diễn đàn, 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông) được giao lưu đối thoại trực tiếp những vấn đề liên quan đến các giải pháp về phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp người nuôi ong giải quyết những vấn đề khó khăn vướng mắc trong phát triển nuôi ong mật tại địa phương.

Hương Ly
http://nguoichannuoi.com

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 183

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 182


Hôm nayHôm nay : 70165

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1052754

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61374711