16:52 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển ngành chè theo hướng chuyên nghiệp hóa sản xuất

Thứ ba - 22/09/2015 05:42
(Taichinh) - Cây chè được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đóng vai trò xoá đói giảm nghèo và góp phần quan trọng để làm giàu cho địa phương. Không những thế, hiện nay, chè đang là một trong những nhóm hàng xuất khẩu quan trọng của nông sản Việt Nam. Để ngành chè phát huy thế mạnh xuất khẩu thì cần có những giải pháp phát triển bền vững và hiệu quả hơn nữa.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thực trạng sản xuất chè ở Việt Nam

 

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), năm 2014, xuất khẩu chè chính ngạch của nước ta đạt 133.000 tấn, thu về 230 triệu USD và là nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Sri Lanka). Mặc dù lượng xuất khẩu lớn như vậy, nhưng do chè Việt Nam chủ yếu xuất thô nên kim ngạch xuất khẩu chưa cao, giá chè xuất khẩu của nước ta lại chỉ bằng một nửa so với giá chè bình quân trên thế giới.

6 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu chè ước đạt 54 nghìn tấn với giá trị đạt 90 triệu USD, giảm 6,7% về khối lượng và giảm 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Hiện nay, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất với 21.900 ha. Tiếp đó là Thái Nguyên với 20.800 ha, Hà Giang 20.500 ha, Phú Thọ 16.300 ha, Yên Bái 11.500 ha. Năng suất chè cả nước bình quân đạt 83,4 tạ búp tươi/ha, tăng 7,9% so với năm 2011. Sản lượng chè búp tươi đạt 926.600 tấn, lượng chè chế biến đạt trên 200.000 tấn chè khô.

Tuy nhiên, những năm gần đây, sản xuất chè hiện nay vẫn năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Phân tích nguyên nhân của thực trạng này, các nhà quản lý và chuyên gia cho rằng, đó là do sản xuất còn manh mún, tổ chức sản xuất chè chưa tốt, thiếu liên kết với thị trường; người dân thiếu kiến thức; quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập; tổ chức theo dõi và kiểm tra đánh giá ATTP còn lỏng lẻo, không quản lý tận gốc.

 

Ông Phạm Đồng Quảng, Cục trưởng Cục Trồng trọt thẳng thắn nhìn nhận: Ngành chè quy mô sản xuất nhỏ, bình quân khoảng 0,2 ha/hộ nên rất khó tiếp cận các thiết bị kỹ thuật mới và chứng nhận chè an toàn. Nhiều cơ sở chế biến được cấp giấy phép sản xuất, nhưng không có vùng nguyên liệu; trình độ tay nghề chế biến thấp, chất lượng chè không cao.

 

“Một trong những điểm yếu của ngành chè Việt còn là cơ cấu sản phẩm chè chủ yếu là chè đen. Thêm vào đó, việc các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu chè càng khiến chè của Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này dẫn tới giá chè xuất khẩu của Việt Nam thấp, giá trị gia tăng rất hạn chế”, ông Quảng nói.

 

Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới có thể giúp cho việc xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn do các hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, nhưng đồng thời lại bị hạn chế bởi việc xuất hiện thêm nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản.

 

Một số giải pháp phát triển ngành chè bền vững và hiệu quả

 

Để phát triển ngành chè một cách bền vững và hiệu quả, phải kiên quyết thay đổi cách thức sản xuất để cây chè đạt tiêu chuẩn ATTP phục vụ tiêu dùng trong nước và đáp ứng xuất khẩu. Giải pháp trước mắt cũng như lâu dài là ngành chè cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, phát triển các giống chè mới năng suất, chất lượng cao thay thế các giống chè cũ; đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị trong sản xuất chè.

 

Về phía Bộ NN&PTNT, sẽ chấn chỉnh quản lý Nhà nước, đặc biệt về quản lý BVTV, phân bón, tăng cường thanh tra giám sát để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng; tăng cường hệ thống BVTV cấp xã kết hợp với phát huy vai trò của các hiệp hội, đoàn thể tại địa phương để tạo ra thói quen sản xuất an toàn cho cây trồng nói chung và sản xuất chè nói riêng. Trong đó, một trong những biện pháp thiết thực nhất được tính tới là Bộ NN&PTNT sẽ cấp mã số cho vùng chè nguyên liệu để truy xuất nguồn gốc trong thời gian tới. Đây là cách thức có thể vực dậy ngành chè theo hướng chuyên nghiệp hóa sản xuất, xây dựng thương hiệu và thu hút doanh nghiệp cùng chung tay phát triển thương hiệu chè Việt Nam.

 

Thực tế chứng minh, nhờ quản lí tốt đầu vào, đầu ra, quy trình kỹ thuật mà sản phẩm chè của các DN chè như: Cty Chè Hà Tĩnh, Phú Đa, Phú Bền (Phú Thọ), Biển Hồ (Kon Tum) và một số DN có 100% vốn nước ngoài luôn được đối tác đặt cọc tiền trước, giá bán cao gấp rưỡi giá chè bình quân của VN. Nhờ đó, đời sống thu nhập của người dân tại các vùng chè ngày một nâng cao.

 

Ông Fla-vi-ô Cô-sin (Flavio Corsin), Giám đốc chương trình Việt Nam của Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) của Hà Lan cho rằng, để phát triển bền vững, ngành chè Việt cần thành lập Ban điều phối dựa trên mô hình Ban điều phối ngành cà phê. Bên cạnh đó, các nhà máy có hiệu quả sản xuất hạn chế (nhà máy xếp loại C) phải được cảnh báo, được tập huấn để nâng cấp lên loại A, B. Nếu các nhà máy này không đạt được loại A, B trong một thời gian nhất định thì nên bị đóng cửa.

 

Bên cạnh đó, một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ngành chè cần tổ chức nông dân theo hình thức hợp tác xã hoặc hội sản xuất và gắn két nông dân với DN để xây dựng một chuỗi ngành hàng chuyên nghiệp. Vì vậy, việc nhanh chóng thúc đẩy thành lập Ban điều phối ngành hàng chè được kỳ vọng là “chìa khóa” thay đổi quan hệ sản xuất, nâng vị thế của người nông dân. Theo đó, Ban điều phối sẽ có sự tham gia của nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài và các cơ quan quản lý nhà nước theo tỷ lệ công – tư.

 

Một trong những giải pháp cơ bản nữa là phải tuyên truyền đẩy mạnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nguyên liệu chè búp tươi bằng cách thực hiện VietGAP/GAP ở tất cả vùng trồng chè trên quy mô toàn quốc. Hiện có một số vùng trồng chè đã áp dụng quy trình VietGAP, UTZ Certified hoặc Rainforest Alliance nên đã có thể phòng ngừa được những nguy cơ nhiễm chất độc hại vào chè búp tươi. Việc này đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh ngay từ khi chè được thu hái sẽ có ý nghĩa quyết định tới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè.

PV. (TỔNG HỢP)
http://tapchitaichinh.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 89


Hôm nayHôm nay : 46478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1312853

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71540168