12:11 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Tăng cường liên kết “5 nhà”

Thứ tư - 02/05/2018 03:48
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) được xem là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Để hiện thực hóa xu thế đó, việc tăng cường liên kết gắn với hoàn thiện chính sách hỗ trợ đầu tư được xem là nhiệm vụ then chốt.
Trồng hoa lan ứng dụng công nghệ cao tại xã Đan Hoài, huyện Hoài Đức. Ảnh: Thanh Hải

Trồng hoa lan ứng dụng công nghệ cao tại xã Đan Hoài, huyện Hoài Đức. Ảnh: Thanh Hải

Tăng giá trị kinh tế
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc ứng dụng CNC vào phát triển nông nghiệp, những năm qua, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu tập trung giải quyết bức thiết của thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã được triển khai. Điển hình là những mô hình ứng dụng CNC trong sản xuất các giống lúa năng suất chất lượng, có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh; các loại cây đặc sản như nhãn chín muộn, bưởi tôm vàng, chuối tiêu hồng... Các mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, áp dụng cơ giới hóa; các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi…
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, đến nay, toàn TP đã xây dựng được 120 mô hình nông nghiệp CNC. Trong đó dẫn đầu là huyện Mê Linh với 18 mô hình; tiếp đến là huyện Gia Lâm 17 mô hình, huyện Thường Tín 14 mô hình… 20 nhãn hiệu tập thể được xây dựng cũng đang phát triển rất hiệu quả như Khoai lang Đồng Thái (huyện Ba Vì), Bưởi tôm vàng (huyện Đan Phượng), hay Nhãn chín muộn (huyện Hoài Đức)… Tỷ trọng ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp của toàn TP đã đạt trên 30%. Các mô hình nông nghiệp CNC của Hà Nội tuy quy mô còn nhỏ, nhưng cho năng suất cao hơn phương thức sản xuất truyền thống từ 10 - 12%. Nhờ đó, giá trị kinh tế gia tăng từ 25 - 30%.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách
Với thế mạnh là thị trường trung và cao cấp, cùng nguồn lực khoa học và công nghệ tốt, Hà Nội có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển trở thành trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ hàng đầu vào sản xuất nông nghiệp. Để làm được điều này, theo Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Lê Ngọc Anh, vai trò của các DN là vô cùng quan trọng. Theo đó, TP cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư, nhất là vào nông nghiệp CNC. Đồng thời đẩy mạnh khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, huy động đa dạng nguồn lực cho phát triển nông nghiệp CNC.
Để tạo đột phá cho nông nghiệp CNC, cùng với Nhà nước và DN, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho rằng, rất cần sự tham gia của nhà nông, nhà khoa học, nhà truyền thông. Sở dĩ có sự tham gia của truyền thông là bởi sản phẩm làm ra nhưng người dân không biết đến, khó tiếp cận và không được thụ hưởng thì hiệu quả sản xuất cũng không đạt yêu cầu.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu đề nghị các sở, ban ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đề xuất TP bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của các thành phần xã hội vào sản xuất nông nghiệp CNC. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cũng kỳ vọng, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, cho ra đời những sản phẩm công nghệ tiên tiến, có tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn với giá thành hợp lý để bà con nông dân, các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận. Đặc biệt, các DN mạnh dạn hơn nữa trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp CNC; gắn kết chặt chẽ với người nông dân, tiến tới xây dựng những chuỗi liên kết mang lại giá trị cao và bền vững.
Các sở, ban, ngành, địa phương cần đẩy mạnh xã hội hóa trong nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời nắm bắt nhu cầu và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng
Lâm Nguyễn/kinhtedothi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 105


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17056

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73064027