Ngoài nguồn vốn của Nhà nước, các tỉnh đã chủ động lồng ghép, xây dựng nguồn ngân sách phân bổ cho các huyện nghèo hình thành các làng nghề, các vùng sản xuất nông sản hàng hóa như: vùng lúa, vùng chè, vùng cây ăn quả và hàng thủ công mỹ nghệ... Trong đó, đáng lưu ý nhất là các tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt việc chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây, con và nuôi trồng thủy hải sản..., không chỉ nâng cao năng suất mà còn góp phần giải quyết lương thực cho người dân và từng bước chuyển thành vùng kinh tế hàng hóa mũi nhọn. Dẫu còn nhiều khó khăn trong công tác xóa đói, giảm nghèo, nhưng rõ ràng, trong những năm gần đây, đời sống người dân ở vùng DTTS - MN từng bước được nâng lên; bộ mặt nông thôn, buôn, làng ngày càng khởi sắc...
1. Người Mông ở Suối Giàng (Yên Bái) thu hoạch chè.
2. Đồng bào dân tộc MNông tại khu tái định cư xã Đác Plao, huyện Đác Glong (Đác Nông) trồng cây chanh dây mang lại hiệu quả kinh tế cao
3. Nghề làm gốm thủ công của đồng bào Khmer ở huyện Tri Tôn (An Giang) được khôi phục và phát triển.
4. Nghề thêu thổ cẩm giúp chị em phụ nữ Mông ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
5. Nhờ nguồn vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình chị Kha Thị Minh, dân tộc Thái ở thôn Bản Xiêng, xã Đôn Phục, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã mua máy móc, nguyên liệu phát triển nghề dệt truyền thống.
6. Nuôi bò vỗ béo góp phần giảm nghèo cho nhiều hộ đồng bào Khmer ở Trà Vinh.
Nhóm ảnh của: Thanh Chương, Anh sơn, Phúc Sơn, Đăng Khoa, Trần Việt, Văn Phúc
http://nhandan.com.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn