13:52 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Thứ năm - 27/11/2014 11:17
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Mục tiêu tổng quát của Đề án là tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của ngành. Nghiên cứu đổi mới mô hình, tổ chức hoạt động của ngành, xây dựng mô hình quản lý nhà nước về năng lượng hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo đó, tái cơ cấu ngành Công Thương theo lĩnh vực: Công nghiệp; năng lượng; thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao

Trong lĩnh vực công nghiệp, sẽ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến tập trung phát triển một số ngành công nghiệp: sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao; giá trị sản xuất lớn; tạo thị trường cho công nghiệp hỗ trợ phát triển; sử dụng công nghệ cao; tạo nhiều việc làm đòi hỏi trình độ cao; giảm dần các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản và lao động giản đơn.

Trong đó, với ngành công nghiệp nặng, chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ở các ngành: Cơ khí - luyện kim, hóa chất, cao su; tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử, cơ khí; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển cơ khí trọng điểm; khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư tập trung, quy mô lớn trong các ngành: thép, kim loại màu, khai thác khoáng sản, hóa chất.

Với ngành cơ khí, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế chế tạo sản phẩm mới và chuyển giao công nghệ, đầu tư một số trung tâm đúc, tạo phôi hiện đại, đồng thời để tập trung phát triển trong giai đoạn 2012 - 2020 các sản phẩm: máy móc nông nghiệp, linh kiện phụ tùng ô tô, đóng tàu biển... 

Trong công nghiệp nhẹ, sẽ chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ở các ngành: Dệt may, da giầy, nhựa, đồ uống, thuốc lá, giấy, dầu thực vật...

Cơ cấu lại mô hình hoạt động của một số đơn vị thuộc lĩnh vực năng lượng

Về lĩnh vực năng lượng, tìm kiếm, đa dạng hóa trong huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành năng lượng. Phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý, đầu tư trong và ngoài nước đảm bảo hiệu quả kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh tập trung nguồn vốn Nhà nước và khuyến khích doanh nghiệp tự bỏ vốn điều tra cơ bản địa chất tìm kiếm, thăm dò đánh giá tài nguyên trữ lượng trên đất liền và thềm lục địa biển Việt Nam làm cơ sở để kêu gọi đầu tư và đấu thầu các hoạt động khai thác mỏ.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ, phân phối, dịch vụ dầu khí trong và ngoài nước; gia tăng trữ lượng, đầu tư mua mỏ ở nước ngoài.

Xây dựng Đề án thành lập cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh trong ngành Dầu khí. Cơ cấu lại mô hình hoạt động của các Tổng công ty phát điện, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, các Tổng công ty điện lực, Công ty Mua bán điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phấn đấu hệ số đàn hồi năng lượng tiệm cận với các nước trong khu vực.

Đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu

Trong lĩnh vực thương mại, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Kế hoạch của ngành Công Thương triển khai chương trình hành động thực hiện Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, sẽ phát triển các ngành hàng xuất khẩu, tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng như đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, đặc biệt là thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất tránh tình trạng phụ thuộc lớn vào một thị trường...

Hoàng Diên
Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 208


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1143166

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71370481