02:04 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Phép thử” cho nông sản Việt (bài 4): Đến lúc đi đường chính ngạch

Thứ ba - 11/02/2020 03:17
Trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona diễn biến phức tạp, một số cửa khẩu vẫn tạm dừng hoạt động, việc tìm một hướng đi khác cho xuất khẩu nông sản là vô cùng cần thiết. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tự đổi mới mình.

Đường biển vẫn thông

Trong khi nhiều nông dân trồng chuối ở miền Tây đang đứng ngồi không yên vì các chợ biên giới, cửa khẩu phụ phía Trung Quốc tạm ngừng giao dịch khiến giá chuối giảm thì ông Châu Quốc Khải, xã Khánh Thuận (huyện U Minh, Cà Mau) vẫn đóng thùng, hút chân không, bảo quản lạnh, đưa chuối sang Trung Quốc bằng đường biển qua cảng Cát Lái (TP.Hồ Chí Minh).

Với diện tích 200ha chuối, sản lượng tương đối nhiều nhưng nhờ đã ký hợp đồng xuất khẩu chính ngạch, việc xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc của ông Khải hầu như không bị ảnh hưởng về giá cả và sản lượng.

Trong khi đó, nhiều nông dân chọn con đường xuất khẩu tiểu ngạch, giao dịch ở các chợ biên giới thì vẫn đang đứng ngồi không yên do giá chuối giảm chỉ còn 2.000 – 3.000 đồng/kg.

 “phep thu” cho nong san viet (bai 4): den luc di duong chinh ngach hinh anh 1

Những đơn vị xuất khẩu chính ngạch chuối sang Trung Quốc vẫn thông quan bằng đường biển. Ảnh: I.T

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên việc xuất khẩu nông sản bằng đường biển sang Trung Quốc được đề cập đến. Trước đó, tháng 10/2019, khi thanh long vào vụ thu hoạch rộ và dẫn đến ùn ứ cục bộ tại các cửa khẩu, một số hợp tác xã, doanh nghiệp đã tìm đường xuất khẩu thanh long bằng đường biển.

Theo ông Trương Quang An - Giám đốc HTX Thanh long Tầm Vu (Long An), đi bằng con đường này không lo phải chịu cảnh ùn ứ. Thời điểm tháng 10/2019, HTX của ông An đã đóng được 7 container thanh long ruột đỏ (19 tấn/contairner) xuất sang thị trường Trung Quốc bằng đường biển với giá 22.000 đồng/kg.

Trong cuộc họp của Bộ Công Thương bàn giải pháp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trong bối cảnh dịch viêm phổi do virus Corona vẫn diễn biến phức tạp, ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đề nghị tổ chức vận chuyển nông sản sang Trung Quốc bằng đường biển, nhưng muốn làm được điều này các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành xuất khẩu theo đường chính ngạch.

Phải theo đường chính ngạch

Bộ Công Thương vừa nhận được thông tin từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết chính quyền tỉnh Quảng Tây đã quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên giới và tiếp tục tạm dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới, trước mắt là tới cuối tháng 2/2020. Nhiều khả năng chính quyền tỉnh Vân Nam cũng sẽ đưa ra quyết định tương tự, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu các loại nông sản này.    

Tính tới sáng ngày 9/2/2020, tại tỉnh Lạng Sơn chỉ tồn 173 xe thanh long, tại tỉnh Lào Cai là 152 xe, không tăng nhiều so với cuối tháng 1/2020.

Quyết định của 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam chỉ ảnh hưởng tới hàng hóa đưa lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân. Các lô nông sản xuất khẩu theo đường chính ngạch, kể cả thanh long, vẫn được làm thủ tục thông quan bình thường dù tiến độ có phần chậm hơn do phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Nhằm giảm thiểu tác động của việc đóng cửa các chợ biên giới và dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới, Bộ Công Thương đề nghị, đối với các loại nông sản đang dựa mạnh vào xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân (như thanh long và dưa hấu), kiến nghị các doanh nghiệp và người dân có biện pháp điều tiết sản lượng.

Với diện tích chưa trồng, kiến nghị chuyển sang các loại nông sản khác dễ tiêu thụ hơn như khuyến nghị ngày 3/2/2020 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT.

Với sản lượng đã hoặc sắp thu hoạch, tiếp tục hạn chế đưa hàng lên biên giới trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch; liên hệ với chủ hàng để đàm phán chuyển đổi sang chính ngạch và chủ động các biện pháp để sẵn sàng chuyển đổi sang chính ngạch...

Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các phòng giấy phép của Bộ tại các địa phương ưu tiên cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho những lô hàng sẵn sàng chuyển sang hình thức chính ngạch.   

Với các doanh nghiệp logistics, đề nghị tiếp tục hỗ trợ thông qua việc ưu tiên bảo quản các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc và trong khả năng, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa  để hỗ trợ nông dân như khuyến nghị của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam.

Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị... tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ các loại nông sản đang gặp khó khăn như thanh long, dưa hấu. 

Theo: Khánh Nguyên/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/phep-thu-cho-nong-san-viet-bai-4-den-luc-di-duong-chinh-ngach-1057719.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 472


Hôm nayHôm nay : 26196

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 502129

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70729444