100% hộ dân được tiếp cận với điện lưới quốc gia và sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong khi đó, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế là 73,33%.
Địa phương đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trải nhựa 100% đường giao thông nông thôn, nội đồng, bê tông hóa 95% kênh mương thủy lợi... Trên cơ sở hạ tầng tốt, chính quyền xã đã xây dựng một số mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao như trồng cây hồ tiêu, mãng cầu, măng cụt, nuôi bò vỗ béo…
Hai hồ chứa cung cấp nước tưới cho 761 ha diện tích đất nông nghiệp đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ đó hình thành các vùng chuyên canh như 82 ha cây ăn trái, 35 ha hồ tiêu, 252 ha cao su, 27 ha mãng cầu, 720 ha lúa và một số vùng chuyên canh rau màu, công nghiệp ngắn ngày.
Từ đó, thu nhập bình quân đầu người được nâng từ 18,71 triệu đồng/năm (năm 2010) lên 34 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,78% trong đó xã Long Tân không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia.
Cùng với Long Tân, hầu hết các xã khác thuộc huyện Đất Đỏ đều hoàn thành 19 tiêu chí từ nay tới năm 2015 và thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện tới năm 2020, Đất Đỏ trở thành huyện nông thôn mới.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao sự vào cuộc nhanh nhạy của chính quyền xã Long Tân cũng như huyện Đất Đỏ trong việc xây dựng nông thôn mới. Qua trò chuyện với những nông dân của huyện Đất Đỏ, Phó Thủ tướng cho rằng bài học thành công của địa phương trong chương trình xây dựng nông thôn mới là nhân dân đã nhận ra vai trò chủ thể của mình khi thực hiện.
Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị chính quyền phải nỗ lực hơn để người dân kiên trì thực hiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới. “Không phải đạt được 19 tiêu chí là dừng lại, phải nâng cao hơn nữa các tiêu chí cũng là nâng cao hơn đời sống vật chất, tinh thần của người dân”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ.
Trong việc tiếp tục triển khai chương trình, huyện Đất Đỏ và các xã phải hướng bà con đầu tư vào các mô hình sản xuất ở địa phương theo hướng bền vững, gắn liền với tái cơ cấu nền nông nghiệp và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cả vùng. Bên cạnh đó, chính quyền tạo điều kiện hình thành hoặc giúp các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, để vừa đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định cho bà con, vừa đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.
Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng tới thăm cảng Cái Mép và Chi cục hải quan cảng Cái Mép. Ông Trần Văn Danh, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, để thực hiện được yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về giảm thời gian tuân thủ thủ tục hải quan cho bằng với các nước trong khu vực thì cần sự vào cuộc của các bộ, ngành khác chứ không riêng gì nỗ lực của ngành hải quan.
Hiện nay tại Bà Rịa-Vũng Tàu, thời gian thông quan cho hàng hóa nói chung giảm từ 8 giờ xuống còn 3 giờ. Tuy nhiên với các hàng hóa đặc thù (cần có sự kiểm định của các bộ chuyên ngành) thì vẫn còn giảm chậm.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và cảng Cái Mép tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính. Từ đó có thể tiếp tục giảm thêm thời gian thông quan của doanh nghiệp, nhằm tạo động lực cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong tiến trình thực hiện hải quan một cửa quốc gia và một cửa ASEAN, cũng như thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hải quan, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng tình với kiến nghị của Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu về việc phải huy động sự tham gia của các bộ, ngành liên quan trong quản lý hàng hóa để đẩy nhanh thời gian thông quan.
“Sắp tới sẽ ban hành một quy chế phối hợp giữa các bộ, ngành với nhau trong cơ chế hải quan một cửa, trong đó phân công rõ trách nhiệm, cách thức thực hiện của mỗi bộ ngành”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.
Thành Chung
Nguồn: baodientu.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn