22:19 EST Thứ hai, 04/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Trường ĐH Nông lâm

Chủ nhật - 17/11/2019 20:21
Tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1969-2019), sáng 17/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Trường ĐH Nông lâm (ĐH Thái Nguyên) tiếp tục thực hiện lộ trình tự chủ, trở thành trung tâm trọng điểm đào tạo, nghiên cứu nông, lâm nghiệp, trong đó đứng đầu về lâm nghiệp.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Đình Nam

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, từ Trường Trung cấp Nông lâm Việt Bắc, các thế hệ thầy giáo, cô giáo, học sinh, sinh viên của nhà trường đã luôn đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo để xây dựng Trường ĐH Nông lâm (ĐH Thái Nguyên) trở thành một cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn có uy tín.

Năm đầu thành lập, Nhà trường mới chỉ đào tạo 2 ngành bậc ĐH với qui mô tuyển sinh là 150 sinh viên/năm, đến nay trường đã và đang đào tạo 24 chuyên ngành bậc ĐH, 9 chuyên ngành bậc Thạc sĩ và 8 chuyên ngành bậc Tiến sĩ . Hàng năm, Nhà trường tuyển sinh khoảng 1.500-2.000 sinh viên hệ ĐH và 350-400 học viên cao học và nghiên cứu sinh,  duy trì qui mô từ 9.000-10.000 sinh viên và học viên.

Tính đến năm 2019, Nhà trường đã đào tạo được cho đất nước hơn 44.000 kỹ sư và cử nhân, hơn 3.000 thạc sĩ, gần 100 tiến sĩ, trong đó có hàng trăm sinh viên quốc tế đến từ các nước Philipines, Indonesia, Lào, Campuchia...

Hàng chục ngàn kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó gần 50% là người dân tộc ít người đã được đào tạo, trở thành nguồn lực quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng trung du, miền núi phía Bắc và đất nước.

Nhiều người đã trở thành nhà quản lý giỏi, nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, giữ những cương vị chủ chốt trong trong bộ máy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Nhiều người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú cũng như các danh hiệu, phần thưởng cao quý khác.

Hiện nay, Nhà trường xác định liên kết với DN trong đào tạo là một giải pháp quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng thị trường lao động. Hàng năm, 100% sinh viên các ngành được đưa về doanh nghiệp thực tập nghề nghiệp, trên 300 sinh viên được đưa và thực tập nghề ở ở các nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến như Isreal, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Australia , Hoa Kỳ… Từ năm 2015, Nhà trường bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo bậc ĐH theo đơn đặt hàng của các DN và các nhà tuyển dụng. Luôn cập nhật đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy theo hướng ứng dụng công nghệ thời kỳ cách mạng 4.0 đang là những giải pháp căn bản để nâng cao chất lượng đào tạo trong Nhà trường.

Hàng năm, Nhà trường triển khai 7-8 nhiệm vụ/đề tài cấp Nhà nước, 10-15 đề tài cấp Bộ, 10-15 đề tài cấp tỉnh, 120-150 đề tài cấp cơ sở, trên 40 chương trình chuyển giao công nghệ với các địa phương và doanh nghiệp. Tổng kinh phí hoạt động khoa học công nghệ hàng năm đạt trên 50 tỷ đồng/năm. Mỗi năm các nhà khoa học của Trường xuất bản 25-30 bài báo trên các tạp chí quốc tế có uy tín có chỉ số SCI, ISI và hơn 150 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học cấp quốc gia.

Trong 300 cán bộ giảng dạy, tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ từ Tiến sĩ trở lên đạt 50%, trong đó Giáo sư và Phó Giáo sư là 15%. Trên 30% giảng viên trình độ Tiến sĩ có thể giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh.

Các viện và trung tâm nghiên cứu của Trường (2 viện nghiên cứu và 7 trung tâm) đã chuyển đổi sang tự chủ toàn diện về bộ máy tổ chức, hoạt động chuyên môn và đảm bảo tài chính 100%.

Năm 2017, theo kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục ĐH của Bộ GD&ĐT, Nhà trường đã đạt 55/61 tiêu chí (đạt 90,2%) thuộc nhóm các trường đứng đầu.

Trường ĐH Nông lâm có quan hệ hợp tác với hơn 50 trường ĐH, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế trên thế giới. Hàng năm, Nhà trường cử hơn 250-300 lượt cán bộ viên chức đi đào tạo và thực tập ở nước ngoài và cũng tiếp nhận hơn 200 -250 lượt chuyên gia đến làm việc tại trường. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Cờ thi đua của Chính phủ và Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho tập thể, cá nhân Trường ĐH Nông lâm. Ảnh: VGP/Đình Nam

 

Tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương và chúc mừng những thành tích nổi bật mà các thế hệ nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ, viên chức, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên của Trường ĐH Nông lâm đạt được trong suốt chặng đường 50 năm phát triển đầy khó khăn, thách thức nhưng rất đáng tự hào.

Phó Thủ tướng khẳng định xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển giai cấp nông dân là nhiệm vụ quan trọng, chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước.

Thực hiện đồng thời việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất là yếu tố quyết định đối với phát triển nông lâm nghiệp nói riêng, đóng góp rất quan trọng vào quá trình hiện đại hoá đất nước nói chung. Nhu cầu bảo vệ, phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng và các sản phẩm lâm nghiệp gắn với xoá đói, giảm nghèo, tiến tới người dân có thể sống khá giả từ rừng, từ đó bảo vệ môi trường, bảo vệ quốc phòng an ninh là những nhiệm vụ hết sức trọng yếu.

Vì vậy dù đang gặp khó khăn nhưng không thể vì thế mà thu hẹp quy mô, không chú ý đúng mức đến đào tạo nông, lâm nghiệp.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị Trường ĐH Nông lâm tiếp tục đẩy mạnh lộ trình thực hiện tự chủ.

Phó Thủ tướng cho biết khi bắt đầu thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục ĐH của Việt Nam xếp hạng ngoài 100 trên thế giới. Không một trường ĐH nào của Việt Nam xếp trong số 1.000 trường ĐH hàng đầu thế giới. Những năm qua nhờ thực hiện tự chủ ĐH và một số giải pháp khác đến nay, giáo dục ĐH của Việt Nam đứng thứ 67 (năm 2019), 4 trường ĐH được xếp trong số 1.000 trường ĐH hàng đầu thế giới của 3 bảng xếp hạng có uy tín. Chất lượng nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH được đẩy mạnh. Trong 5 năm qua, số bài báo, công trình nghiên cứu của Việt Nam tăng hơn 2 lần. Nhiều trường ĐH coi nghiên cứu khoa học, công nghệ là nền tảng, tương lai phát triển. Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đứng thứ 42 trên thế giới (năm 2019).

Phó Thủ tướng nêu rõ phải tiếp tục đẩy mạnh tự chủ ĐH, coi đây là nhu cầu tất yếu về chuyên môn, từ đó giao quyền tự chủ tương xứng về tổ chức, bộ máy và quyền tự chủ trong thu, chi tài chính. Đồng thời, đẩy mạnh tự chủ từ trường ĐH xuống các trường thành viên, từng khoa, từng bộ môn, giảng viên, sinh viên.

Giao cho Trường ĐH Nông lâm, ĐH Thái Nguyên bàn phương án tự chủ để có thể phát triển tốt nhất, Phó Thủ tướng lưu ý Nhà trường không chỉ đào tạo cán bộ chuyên về kỹ thuật nông, lâm nghiệp mà còn là nơi đào tạo cán bộ nguồn cho rất nhiều tỉnh trong khu vực. Vì vậy, Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Dân tộc, Bộ GD&ĐT, các tỉnh trong khu vực để các sinh viên, học viên được đào tạo tại trường thực sự trở thành đội ngũ cán bộ nòng cốt trong tương lai ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là cán bộ dân tộc ít người.

Đề cập đến vai trò của các trường ĐH trong đổi mới nghiên cứu khoa học công nghệ cũng như hệ thống sáng tạo quốc gia, Phó Thủ tướng cho rằng ngoài nỗ lực tự thân, những cơ sở giáo dục ĐH như Trường ĐH Nông lâm rất cần sự hỗ trợ của Bộ KH&CN, đặc biệt là sự đầu tư, giao nhiệm vụ, đặt hàng từ các bộ, ngành, và các địa phương trong khu vực.

“Không chỉ đặt hàng đào tạo sinh viên mà cả nghiên cứu khoa học, công nghệ. Trường ĐH Nông lâm phải là trung tâm nghiên cứu về nông, lâm nghiệp, trong đó đứng đầu về lâm nghiệp. Gắn với đó là phát động phong trào nghiên cứu trong toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên của Nhà trường”, Phó Thủ tướng nói.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng mong muốn các cơ sở giáo dục ĐH, trong đó có Trường ĐH Nông lâm, sẽ là nơi nêu cao những giá trị tốt đẹp về tri thức, văn hoá.

“Tự chủ ĐH bản chất là dân chủ trong nghiên cứu, quản lý và phát huy giá trị, sáng tạo cá nhân. Sự trung thực trong nghiên cứu khoa học cũng lan toả ra toàn xã hội. Trường ĐH phải là nơi, là ví dụ điển hình nhất trong đấu tranh với những ‘căn bệnh’ như bị đồng tiền chi phối, chạy theo hình thức... Và mỗi sinh viên sẽ là một đại sứ tích cực nhất để lan toả những giá trị, những điều tốt đẹp trong xã hội”, Phó Thủ tướng bày tỏ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng gửi lời chúc mừng, tri ân tới các thầy, cô giáo trên cả nước, nhất là những thầy, cô giáo ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, ngoài hải đảo đang “gùi từng con chữ lên từng bản làng, đưa từng con chữ ra biển khơi”. Và đặc biệt là các thầy, cô giáo trong các cơ sở có nhiều học sinh khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt. Từ đó, tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục đi lên, góp phần quyết định vào tương lai của đất nước.

Theo Đình Nam/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 104

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 101


Hôm nayHôm nay : 45032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 210038

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70437353