13:20 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phó Thủ tướng nêu giải pháp xoá bỏ 'tham nhũng vặt’

Thứ năm - 15/08/2019 10:33
(Chinhphu.vn) - Hoàn thiện các quy định của pháp luật rõ ràng, không chồng chéo, trách nhiệm người đứng đầu, cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin,... là các giải pháp quan trọng để xoá bỏ "tham nhũng vặt”.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận phiên trả lời chất vấn. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận phiên trả lời chất vấn. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi 15 Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã “chốt” phiên trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV về chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018.

Trước đó, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) chất vấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về chống "tham nhũng vặt” khi tình trạng này chưa cải thiện đáng kể, nguyên nhân, giải pháp của Chính phủ bảo đảm tính khả thi thời gian tới?

Bên cạnh việc tập trung xử lý các vụ án tham nhũng lớn, Phó Thủ tướng nêu rõ chủ trương của Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và Nghị quyết của Quốc hội đã nhấn mạnh tới thực trạng này là tệ nạn gây bức xúc, vấn đề nhức nối trong xã hội, liên quan tới đạo đức công vụ.

“Tuy "tham nhũng vặt” nhưng tác hại không “vặt”. Con đê to nhưng sẽ bị hỏng bởi nhiều tổ mối nhỏ. "Tham nhũng vặt” gây ra tình trạng băng hoại đạo đức, xói mòn lòng tin của nhân dân và làm tăng chi phí của doanh nghiệp, người dân”, Phó Thủ tướng bày tỏ day dứt.

Để xoá bỏ tình trạng "tham nhũng vặt”, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành hoàn thiện pháp luật về kinh tế, quản lý xã hội bảo đảm rõ ràng, không chồng chéo để tránh gây ra những cách hiểu khác nhau, là mảnh đất tạo ra nhũng nhiễu; hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công cấp độ 4, hạn chế tiếp xúc giữa công dân và chính quyền; thực hiện kiểm tra giám sát bằng công nghệ thông tin và xây dựng các quy định về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, thực hiện nghiêm quy định luân chuyển cán bộ, nhất là những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao.

Cũng liên quan tới công tác xây dựng pháp luật, khi trả lời các đại biểu Quốc hội về việc nợ đọng văn bản, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ đã rất quan tâm, dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ xây dựng thể chế, pháp luật. Từ đầu năm tới nay, Chính phủ họp 3 chuyên đề về xây dựng pháp luật. Đặc biệt là yêu cầu các Bộ trưởng phải có mặt ở các phiên giải trình luật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nên không ai thoái thác được. Bên cạnh đó, Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ thường xuyên đôn đốc các bộ, ngành về nhiệm vụ này…

Tuy nhiên, những hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật vẫn không hết được. Biểu hiện ở tình trạng trình luật còn chậm, nhiều dự án luật phải rút khỏi chương trình, nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Chính phủ hiện còn nợ 18 văn bản, trong đó có 2 nghị định hướng dẫn luật có hiệu lực từ 1/1/2018 và 16 văn bản hướng dẫn 7 luật có hiệu lực từ 1/7/2019.

Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng văn bản, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: “Suy cho cùng là do chưa tuân thủ quy trình, trình tự của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, sự quan tâm của một số Bộ trưởng, Trưởng ngành với việc này chưa đúng mức. Thời gian cho phép ban hành còn ngắn mà các vấn đề trong thực tiễn có nhiều diễn biến phức tạp, thay đổi nhanh, sự phối hợp liên bộ và trong một bộ còn trục trặc, có nhiều hạn chế…”.

Thay mặt Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hứa với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thời gian tới sẽ chấn chỉnh, thực hiện nghiêm và hoàn thiện hơn nữa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tướng cũng chỉ đạo công khai danh sách các bộ, ngành nợ đọng văn bản, yêu cầu nâng cao năng lực soạn thảo, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở các Bộ, ngành.

Đầu tư hạ tầng đồng bộ, coi trọng liên kết vùng ĐBSCL

Về vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được nhiều đại biểu chất vấn trong ngày hôm nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định quan điểm của Chính phủ coi vùng này có vị trí chiến lược về an ninh, kinh tế, quốc phòng, là “cứ điểm” chiến lược về nông nghiệp, do đó, cần tập trung đầu tư vào đây.

Ông cũng cho biết trong 5 năm vừa qua, tổng ngân sách đầu tư cho vùng ĐBSCL đứng thứ ba trong các vùng kinh tế cả nước (khoảng 16,5%). Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ cũng đứng thứ ba.

“Như vậy số vốn bố trí là không quá thấp. Tuy nhiên, xuất phát điểm thấp cộng thêm việc đầu tư tại vùng tốn kém nên nguồn lực chưa đáp ứng được”, Phó Thủ tướng nói.

Cụ thể, thực trạng địa chất vùng ĐBSCL yếu dẫn đến suất đầu tư cao. Bên cạnh đó, đầu tư phải tính đến ứng phó với biến đổi khí hậu. Nói cách khác, mức đầu tư đã không cao, do điều kiện tự nhiên khiến số tiền đòi hỏi lại càng tăng cao. Ông nhấn mạnh Chính phủ đã nhận ra điều này và có Nghị quyết chuyên đề số 120/NQ-CP của Chính phủ.

Theo đó, từ nay đến năm 2020 và 5 năm tới, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư các dự án có tính chất liên kết vùng, liên kết các tiểu vùng tại ĐBSCL như vùng Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau, tứ giác Long Xuyên, đầu tư kết nối liên vùng giữa ĐBSCL với TPHCM.

Các loại hình như đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, hàng không sẽ được đầu tư. Về đường bộ, Chính phủ sẽ đầu tư trục đường từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Về đường thủy nội địa, ĐBSCL là vùng có nhiều tiềm năng lợi thế, có thể phát triển dịch vụ logistics cho khu vực tiểu vùng sông Me Kong. Với hàng hải, khu vực này có thể đầu tư các luồng tàu biển. Về hàng không, có thể mở nhiều tuyến đường bay mới, sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc. Về đường sắt, Chính phủ đang kêu gọi vốn đầu tư tuyến đường sắt TPHCM đi Cần Thơ.

Phó Thủ tướng nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu vùng ĐBSCL cần xây dựng các danh mục dự án ưu tiên để bố trí vốn từ này đến 2020 và giai đoạn 2021-2025.

Năm nay, Chính phủ sẽ bố trí phần vượt thu ngân sách là 2.186 tỷ đồng cho dự án Trung Lương – Mỹ Thuận sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý. Phó Thủ tướng cho rằng với số vốn đó, cộng thêm khoản tín dụng từ ngân hàng (khoảng 6.000 tỷ đồng) và khoản 3.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu thì dự án sẽ thông tuyến vào năm 2020.

“Vấn đề quan trọng này là tổ chức thực hiện, ở đây nhấn mạnh vai trò của Bộ GTVT và tỉnh Tiền Giang. Chính phủ sẽ có giám sát vấn đề này”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng trả lời chất vấn, cung cấp thêm thông tin chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho người có công, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, phát triển lành mạnh thị trường tài chính và các vấn đề cụ thể mà đại biểu Quốc hội yêu cầu.

Theo Thành Chung/Chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1202049

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72884758