12:12 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phối hợp hai chương trình Tây Nguyên và Nông thôn mới: Giải bài toán khát nước cho Tây Nguyên

Thứ năm - 24/08/2017 19:56
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa tổ chức buổi tọa đàm về việc xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) phối hợp giữa chương trình Tây Nguyên và chương trình Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Tại buổi tọa đàm, tiến sỹ Nguyễn Lập Dân - Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - cho biết, tuy có nhiều nước ngầm nhưng Tây Nguyên vẫn luôn trong tình trạng thiếu nước do không thể khai thác và sử dụng hiệu quả. Vì vậy, cần xây dựng các giải pháp KH&CN về cơ sở hạ tầng thủy lợi cho một số lưu vực nhỏ ở Tây Nguyên, như hồ chứa Eaknuech huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - hồ chứa nằm trong quy hoạch thủy lợi ưu tiên giai đoạn 2015-2020 của tỉnh.
 
Hồ Ea Blong 1, xã Ea Sol, Ea H'Leo, Đăk Lawk cạn trơ đáy. Ảnh: Thế Sự
Theo tiến sỹ Dân, các giải pháp lưu trữ, bổ sung và phân phối sử dụng nước hiệu quả cũng như các kết quả nghiên cứu khác của chương trình Tây Nguyên đều có thể phục vụ xây dựng các xã trong chương trình Nông thôn mới với nhiều dân tộc khác nhau.
 
Tiến sỹ khoa học Bạch Quốc Khang - Ủy viên khoa học của chương trình Nông thôn mới - cho biết, với các tiêu chí của chương trình về thu nhập bình quân đầu người, tổ chức sản xuất, lao động..., tỷ lệ xã đạt ở Tây Nguyên khá cao.
 
Tuy nhiên, tỷ lệ xã đạt tiêu chí liên quan đến chất lượng đời sống của người dân vẫn còn thấp so với mục tiêu của chương trình đến năm 2020. Do đó, không có cách nào khác là phải tăng tác động KH&CN vào Tây Nguyên.
 
“Việc kế thừa các kết quả nghiên cứu giữa chương trình Tây Nguyên và chương trình Nông thôn mới là rất cần thiết và quan trọng. Đặc biệt, hai chương trình có thể cùng nhau xây dựng các gói sản phẩm để chuyển giao cho nông dân, hoặc phối hợp triển khai các đề tài, dự án tương tự nhau để tạo ra một nhiệm vụ có thể giải quyết các vấn đề lớn hơn cho Tây Nguyên” - ông Khang nói.
 
Trước đó, chương trình Tây Nguyên 3 (2011-2015) do Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chủ trì đã thực hiện 62 đề tài và 5 nhiệm vụ độc lập. Trong đó có 31 đề tài khoa học tự nhiên và phòng tránh thiên tai; 21 đề tài khoa học xã hội và an ninh quốc phòng; 11 đề tài KH&CN. Chương trình Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 đã thực hiện 68 nhiệm vụ, trong đó có các nhiệm vụ về cơ sở lý luận, cơ chế, chính sách, các giải pháp KH&CN, xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng giải pháp KH&CN...
Theo khoahocphattrien.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 293

Máy chủ tìm kiếm : 39

Khách viếng thăm : 254


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 614570

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70841885