15:03 EDT Chủ nhật, 07/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phú Yên: Nâng tầm đặc sản ở đất “hoa vàng, cỏ xanh”

Chủ nhật - 10/11/2019 17:57
Vừa qua, UBND tỉnh Phú Yên đã phê duyệt đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2019 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của đề án này là tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ lực để đưa các đặc sản vùng miền lên một tầm mới.

Tập trung phát triển sản phẩm đặc trưng

Ông Hồ Văn Nhân – Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Phú Yên cho biết, mục tiêu của đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”(OCOP) cũng nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, ưu tiên phát triển HTX, các doanh nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị.

 phu yen: nang tam dac san o dat “hoa vang, co xanh” hinh anh 1

Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh Phú Yên phấn đấu hoàn thiện, nâng cấp và tiêu chuẩn hóa khoảng 24 sản phẩm chủ lực thành sản phẩm OCOP.  Ảnh: Hùng Phiên

"Tập trung vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy mạnh Chương trình OCOP là giải pháp hiệu quả để phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện; đồng thời, đưa NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững…”.

Ông Hồ Văn Nhân

Đồng thời, việc thực hiện đề án sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020.

“Trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay có nhiều sản phẩm có thể phát triển, nâng cấp thành sản phẩm OCOP, như: Gạo chất lượng cao, hồ tiêu, cà phê, cao dược liệu, tinh dầu thiên nhiên, tinh bột nghệ, dưa hấu Vĩnh Tú, rau xà lách Gio An, ném, cá hấp, nước mắm, tôm, các sản phẩm từ chăn nuôi… Ngoài ra còn có các sản phẩm du lịch cộng đồng” – ông Nhân cho hay.

Mặt dù mới triển khai, nhưng Chương trình OCOP ở Phú Yên đang có hiệu ứng tích cực. Việc lựa chọn sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Đồng thời, tạo đà để người dân vùng nông thôn tập trung phát triển và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm mà mình tạo ra...

Phấn đấu có 200 sản phẩm vào năm 2030

Ông Nhân cho biết thêm, mục tiêu đến năm 2020, tỉnh Phú Yên phấn đấu hoàn thiện, nâng cấp và tiêu chuẩn hóa khoảng 24 sản phẩm chủ lực của các địa phương trong tỉnh; phát triển mới khoảng 25 sản phẩm và 3-4 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP.

Tỉnh cũng đặt mục tiêu đến 2020 có ít nhất 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp tỉnh; một sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia. Củng cố hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ sản xuất với HTX, doanh nghiệp… Từ năm 2021 - 2030, Phú Yên sẽ phát triển thêm 200 sản phẩm OCOP dựa trên các sản phẩm tiềm năng, đồng thời phát triển mới ít nhất 40 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP và tạo ra 80 tổ chức OCOP vào năm 2030.

Theo kế hoạch, tỉnh Phú Yên sẽ tập trung phát triển vào 6 nhóm/ngành chính như: Nhóm thực phẩm, nhóm thảo dược, nhóm vải và may mặc, nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí, nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng...

Tuy nhiên, sản phẩm nông sản của tỉnh Phú Yên hiện phần lớn có quy mô sản xuất nhỏ, lẻ; việc áp dụng khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý hạn chế, nhiều sản phẩm chưa xây dựng được nhãn hiệu, chưa được xây dựng và đăng ký theo quy chuẩn nên phần nào bị hạn chế trong các giao dịch với doanh nghiệp để kết nối thị trường tiêu thụ, thiếu định hướng sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, khó truy xuất được nguồn gốc sản phẩm…

Để hoàn thành mục tiêu của đề án, UBND tỉnh Phú Yên giao cho ngành NNPTNT tỉnh này tập trung đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh và tham gia triển khai thực hiện Chương trình OCOP cho khoảng 80 cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, xã và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình.

UBND tỉnh Phú Yên đã thành lập Ban Điều hành Chương trình OCOP cấp tỉnh. Ở cấp huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố đang triển khai xây dựng kế hoạch...

Theo Đoàn Hồng - Diệu Bình/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 275

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 50421

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 385625

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64371569