17:19 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

QĐ 63: Nông dân không mặn mà, ngân hàng "ứ" vốn

Thứ hai - 17/12/2012 20:09
Cứ vào giai đoạn lúa thu hoạch rộ, nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và nông dân tỉnh Trà Vinh, Cà Mau, An Giang Vĩnh Long nói riêng lại lâm vào cảnh khổ sở vì thiếu máy móc, phương tiện thu hoạch.
Có rất ít nông dân vay vốn ngân hàng để đầu tư mua máy gặp đập liên hợp nội địa. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Có rất ít nông dân vay vốn ngân hàng để đầu tư mua máy gặp đập liên hợp nội địa. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Dù được Nhà nước hỗ trợ vay vốn để trang bị máy móc phục vụ cho sản xuất, nhưng nông dân lại không mặn mà với máy nội, trong khi mua máy ngoại thì không nhận được những chính sách hỗ trợ. Còn các tổ chức tín dụng thừa nhận, quỹ cung ứng vốn cho hộ nông dân vay theo Quyết định 63 luôn sẵn sàng nhưng các ngân hàng lại không có quyền tự chủ nhằm xác định đối tượng cho vay vốn do các điều khoản ràng buộc trong Quyết định chưa phù hợp với thực tế từng vùng miền.

Nghịch lý nội - ngoại

Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 15/10/2010 và tiếp tục được sửa đổi bổ sung ở Quyết định 65/2011/QĐ-TTg vào ngày 2/12/2011 là chính sách tín dụng được người dân và doanh nghiệp kỳ vọng là đòn bẩy để cho việc giảm tổn thất sau thu hoạch trong chuỗi sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tổ chức hộ gia đình, cá nhân được vay vốn và hỗ trợ lãi suất khi mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, nông dân sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ ba.

Thế nhưng, để được hưởng những chính sách ưu đãi đó, nông dân phải mua các loại máy có giá trị nội địa hóa không được thấp hơn 60%. Trong khi đó, nông dân lại rất sợ máy nội vì phụ tùng không chuẩn, khó sửa chữa.

Tuy nhiên, sau hai năm Quyết định 63 với những quy định chặt chẽ về loại máy móc được hỗ trợ đã khiến cho con đường tiếp cận chính sách chỉ là “khe cửa hẹp” mà cả nông dân và doanh nghiệp đều khó “lọt” qua.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Trà Vinh, đến thời điểm này các tổ chức tín dụng trên địa bàn 
tỉnh cho vay theo Quyết định 63 đối với thủy sản mới đạt 1,9 tỷ đồng với 30 khách hàng. Đối tượng cho vay mua thu hoạch nông sản với dư nợ 1,2 tỷ đồng, máy sấy nông sản 0,6 tỷ đồng.

Trong những ngày giữa tháng 12/2012, chúng tôi có dịp đến huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, vào thời điểm này nông dân đang vào vụ thu hoạch. 

Anh Trần Chí Tiến, cán bộ tín dụng Agirbank chi nhánh huyện Trà Cú phụ trách địa bànTân Hiệp cho biết, hiện Ngân hàng mới chỉ cho vay được 1 máy gặt đập liên hợp với dư nợ 300 triệu đồng theo Quyết định 63. Trong khi đó, một số hộ nông dân sẵn sàng bỏ tiền ra mua tới 3 chiếc máy gặt đập liên hợp của Nhật Bản trị giá mỗi máy 530 triệu đồng theo lãi suất thương mại.

Lý giải nghịch lý này, anh Thạch Sô phia, ấp Sốc Ruộng xã Tân Hiệp cho biết, mặc dù được các cán bộ ngân hàng giới thiệu về chính sách ưu đãi của Nhà nước nhưng người dân ở đây vẫn không mặn mà với máy nội địa là do máy hay bị hỏng. Ngoài ra, nếu ruộng có nhiều bùn lầy thì máy cũng không gặt được, trong khi với máy của Nhật thì vẫn hoạt động bình thường.

Đặt câu hỏi tại sao anh vẫn quyết định vay tiền Agribank 300 triệu để mua máy đập liên hợp Tư Sang 2 của Việt Nam, anh Thạch Sô Phia giải thích: "Biết là máy nội địa không tốt nhưng vì được hỗ trợ lãi suất  nên tôi mới vay. Ngoài ra, gia đình cũng không đủ tiền để mua máy Nhật."

Theo tính toán của anh Sô Phia với mức phí 300.000 đồng/công (1.128m2) thì phải 9 vụ lúa (34 tháng) anh mới có thể trả hết được số tiền nợ của Ngân hàng Nông nghiệp.

Cùng chung quan điểm đó, ông Trần Văn Minh cũng ở xã Tân Hiệp phân trần: “Tôi sợ máy nội lắm, đang vào mùa thu hoạch, nó mà trở chứng, nằm chết vài ngày là coi như mất hết cả vụ rồi. Chính vì vậy, bà con chỉ thích sử dụng máy ngoại vì chất lượng cao, dễ vận hành, ít hư hỏng."

Tuy nhiên, theo ông Minh, không phải hộ nào cũng có đủ điều kiện để mua máy ngoại, và họ rất cần sự hỗ trợ của nhà nước. “Muốn ngân hàng gật đầu cho vay vốn thì phải mua máy nội, nhưng...”  ông Minh thở dài.
Còn anh Võ Quốc Dũng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Dũng Tiền cũng cho biết, anh vay Agribank Duyên Hải (Trà Vinh) 5 tỷ đồng với lãi suất 13%, để đầu tư máy dàn quạt của Nhật Bản mỗi đầm là 50 triệu đồng, trong khi đó anh có khoảng 100 đầm. Như vậy mỗi tháng, anh phải trả lãi đến 70 triệu đồng.

Theo anh Dũng, nếu dàn quạt này được sản xuất trong nước thì anh đã được hưởng chế độ ưu đãi vay tới 70% giá trị máy và miễn lãi suất trong hai năm và những hỗ trợ khác như tập huấn, thăm quan học tập… Nhưng  để tránh bị tổn thất mỗi khi thu hoạch, anh Dũng vẫn “cắn răng” chấp nhận trả lãi 70 triệu một tháng.

Thừa vốn mà khó giải ngân

Những trường hợp kể trên không phải cá biệt mà phổ biến ở các địa phương, nhất là khu vực chuyên thâm canh hàng hóa nông sản. Loại máy móc thiết bị có tỷ lệ nội địa hóa trên 60% không được nông dân lựa chọn với lý do rất chính đáng: Chất lượng thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu, dễ gặp sự cố, khó sửa chữa… Trong khi đó, các thiết bị này nếu có nguồn gốc nhập khẩu giá cao hơn nhưng chất lượng vượt trội, dễ sử dụng, hiệu suất cao hơn.

Đó là nguyên nhân dẫn đến một sự thật mang tính trái ngược nằm ngoài dự đoán của các cơ quan xác lập chính sách. Khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nội địa là đúng, nhưng khi khuyến khích cũng phải bảo đảm yêu cầu bắt buộc là hàng hóa phải có chất lượng tốt.

Ông Nguyễn Văn Trực, Phó Giám đốc Agribank Trà Vinh cho biết, nhiệm vụ cốt lõi của Ngân hàng là đồng hành với người nông dân nên Agribank luôn tích cực nắm bắt các chương trình hỗ trợ lãi suất để thúc đẩy đầu tư tín dụng một cách hiệu quả. Bởi vậy, chính sách đầu tư tín dụng nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đã được đơn vị sớm triển khai dựa trên các quy định hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. 

Tuy nhiên, ông Trực cũng thừa ngận, chương trình này lại không nhận được sự hưởng ứng của người nông dân. Điều này thực sự là rào cản lớn không chỉ đối với khách hàng mà chính với ngân hàng.

Bà Nguyễn Thị Thu, Giám đốc Chi nhánh Agribank Duyên Hải (Trà Vinh) cho biết: “Chi nhánh dành khoảng 20 tỷ đồng để cho vay mua máy nông nghiệp được hỗ trợ lãi suất nhưng kể từ đầu năm đến nay, chưa có khách hàng nào tiếp cận được. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở huyện Cầu Ngang.”

Mang nhiều kỳ vọng, nhưng kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ tín dụng để đầu tư giảm tổn thất sau thu hoạch lại được triển khai hết sức chậm chạp không chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh mà tại Tỉnh Vĩnh Long cũng vậy.

Ông Trần Quang Nhiệm, Trưởng phòng tín dụng của Agribank Vĩnh Long cho biết, tính đến 31/11/2012, dư nợ cho vay của Agribank Vĩnh Long mới đạt 12 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, Ngân hàng lại cho vay máy Nhật theo lãi suất thương mại tương đối nhiều với khoảng 200 máy.

Theo ông Nhiệm, mục đích của Quyết định 63 là hỗ trợ sau thu hoạch đối với hàng nông sản, thủy sản. Hiện nay, một số loại máy phục vụ cho nông nghiệp như máy vun trồng và máy xới đất thì lại là máy nhập nên chưa được hỗ trợ.

Để Quyết định này đến được với bà con nông dân, theo ông Lư Phước Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, Sở đã có kiến nghị với Ủy ban Nhân dân tỉnh là phân loại những danh mục hàng hóa gắn liền với người nông dân, không ràng buộc tỷ lệ nội địa hóa để đảm bảo hiệu quả kinh tế cho bà con.

Ngoài ra, các hạng mục khác đối với hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch như sân phơi thóc, kho đông lạnh, xe container thì Sở cũng sẽ tham mưu cho tỉnh để tỉnh kiến nghị lên Chính phủ.

Ông Hiệp cũng đề nghị bản thân ngành cơ khí chế tạo trong nước cũng cần phải có những thay đổi nhằm nâng cao chất lượng và kỹ thuật để có sức cạnh tranh với các hãng nước ngoài thì sản xuất trong nước mới có tính hiệu quả./.
 
Minh Thúy - Việt Hùng (Vietnam+)
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 484895

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70712210