08:00 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quả hồng không hạt Quản Bạ có chỉ dẫn địa lý

Chủ nhật - 24/09/2017 09:44
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa phối hợp với UBND huyện Quản Bạ, Hà Giang công bố chỉ dẫn địa lý “Quản Bạ” cho sản phẩm hồng không hạt ở huyện Quản Bạ.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh thăm các gian hàng trưng bày hồng không hạt Quản Bạ được chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý "Quản Bạ" cho sản phẩm hồng không hạt của huyện Quản Bạ được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý số 00056 vào ngày 5/7/2017. Khu  vực địa lý bảo hộ chỉ dẫn địa lý Quản Bạ cho giống hồng không hạt bao gồm: Thị trấn Tam Sơn, xã Nghĩa Thuận, xã Thanh Vân, xã Bát Đại Sơn và xã Quản Bạ thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Chỉ dẫn địa lý góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người sản xuất hồng không hạt tại Quản Bạ, là công cụ để tiếp cận, quảng bá sản phẩm trên thị trường theo phương thức mới cho sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm. Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Quản Bạ” cho sản phẩm hồng không hạt sẽ tạo cơ hội phát triển bền vững sản phẩm, tạo điều kiện tiếp thị và thâm nhập nhiều thị trường trong nước và khu vực.

Như vậy, quả hồng không hạt Quản Bạ trở thành sản phẩm thứ 56 trong cả nước được xác lập và bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý thứ 3 của tỉnh Hà Giang sau mật ong Mèo Vạc và cam sành Hà Giang, đưa Hà Giang trở thành địa phương có nhiều sản phẩm có chỉ dẫn địa lý nhất nước ta.

Hồng không hạt Quản Bạ đã có từ rất lâu đời, hiện nay vẫn còn có những cây hồng khoảng trên 300 năm tuổi tại xã Nghĩa Thuận. Sự thơm ngon nức tiếng của loại quả này được tạo thành nhờ các yếu tố tự nhiên của khu vực địa lý Quản Bạ. Cụ thể, Quản Bạ có độ cao trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển, địa hình khá bằng phẳng, có nơi có độ dốc dưới 20 độ, tầng đất dày, ít bị xói mòn. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm nên hồng không hạt cho chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định.

Khác với giống hồng không hạt ở các địa phương khác, hồng không hạt Quản Bạ là giống bản địa, đã được đồng bào các dân tộc thiểu số (Mông, Dao, Tày, Bố Y...) trồng từ lâu đời, đồng thời nó được bảo tồn và phát triển. Hồng không hạt Quản Bạ có một số tính chất đặc thù so với các sản phẩm cùng loại như: Thịt quả giòn, ngọt, thơm, nhiều bột mịn; quả to, vỏ quả cứng, thịt chắc rất dễ bảo quản và vận chuyển. 

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, chỉ dẫn địa lý "Quản Bạ" cho sản phẩm hồng không hạt là sự ghi nhận của Nhà nước đối với một đặc sản của tỉnh Hà Giang, một sản phẩm được người dân sản xuất trên khu vực địa lý thuộc Công viên địa chất toàn cầu Đồng Văn. Chỉ dẫn địa lý sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp, người dân nâng cao danh tiếng, phát triển thị trường, bảo vệ những giá trị về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm đối với người tiêu dùng

Thu Cúc/Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211


Hôm nayHôm nay : 34474

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1234931

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72917640