Nông dân trồng rau sạch tại xã nông thôn mới Tân Thông Hội (huyện Củ Chi). Ảnh: CAO THĂNG
Cụ thể, về giao thông có 1.014 công trình, thủy lợi 356, trường học 119, cơ sở vật chất văn hóa 451, y tế 27, chợ nông thôn 8 và 1 công trình điện.
Gần 2.400 tỷ đồng xây dựng NTM từ người dân
Việc đầu tư các công trình đã tạo ra bộ mặt mới vùng NTM ngoại thành trên nhiều lĩnh vực. Về phương diện giao thông, hệ thống đường giao thông nông thôn được cải tạo, nâng cấp, hay xây dựng mới không chỉ giúp phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại người dân mà còn cải thiện chất lượng phục vụ, vận chuyển hàng hóa, nông sản, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Việc đầu tư hệ thống thoát nước góp phần giảm ngập, cải thiện môi trường sống người dân nông thôn. Với thủy lợi, bên cạnh giúp giữ ngọt, giảm thiểu nguy cơ xâm nhập mặn, còn tạo sự kết nối giữa các tuyến kênh tiêu thoát nước cũng như đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp; tăng diện tích đất tưới và tiêu nước sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất cây trồng.
Việc đầu tư và đưa vào sử dụng các trường học thời gian qua giúp giảm áp lực về trường lớp, giảm sĩ số học sinh trên lớp học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn các huyện. Các cơ sở vật chất văn hóa, thể thao từ khi đưa vào hoạt động thu hút nhiều tầng lớp tham gia tập luyện thường xuyên. Nhờ đó, hàng năm, 5 huyện đều tổ chức các chương trình văn hóa, thể thao, hội thi văn nghệ đờn ca tài tử, các chương trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp...
Các trạm y tế xã khi đi vào hoạt động phát huy hiệu quả, cùng với bệnh viện khu vực và trung tâm y tế huyện đáp ứng một phần nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân địa phương, góp phần giảm áp lực cho bệnh viện tuyến trên, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân; đáp ứng nhu cầu và phục vụ tốt công tác tiêm chủng, tiêm ngừa bệnh người lớn và trẻ em cũng như chữa trị một số bệnh thông thường của người dân.
Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM, 56 xã vận động 21.904 hộ dân hiến đất làm đường, vật kiến trúc, tham gia góp ngày công lao động tương đương số tiền 2.399 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn vốn chưa đúng quy trình, thủ tục, cũng như chưa lấy ý kiến người dân về lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư của Ban Quản lý xây dựng NTM các xã. Việc quản lý nguồn vốn huy động thiếu biên bản thống nhất với người dân, cộng đồng. Quyết toán dự án hoàn thành chưa thể hiện giá trị đóng góp của người dân. Nguyên nhân là do giai đoạn đầu thực hiện đề án, nhân sự và bộ máy chuyên môn Ban Quản lý xây dựng NTM các xã chưa được kiện toàn, cán bộ chuyên môn phụ trách hạn chế về kinh nghiệm quản lý dự án; trong quá trình thực hiện đề án có sự thay đổi, luân chuyển lãnh đạo và nhân sự của Ban Quản lý xây dựng NTM các xã...
Quản lý chặt nguồn vốn
Tại hội nghị triển khai Quyết định 04/2018 của UBND TPHCM về cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư các xã xây dựng NTM giai đoạn 2017-2020, đại diện Sở Tài chính cho biết, việc quản lý nguốn vốn đầu tư thời gian tới sẽ chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. Quản lý nguồn vốn từ ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng các xã xây dựng NTM là một trong những nội dung dễ sai sót trong quá trình thực hiện.
Thời gian qua có 2 nguồn vốn đầu tư: Vốn từ ngân sách và vốn huy động ngoài ngân sách. Việc quản lý nguồn vốn từ việc huy động người dân hiến đất, tiền mặt, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động thời gian tới sẽ khác biệt, chặt chẽ hơn. Việc tuyên truyền dân đồng thuận, hiến đất phải có văn bản hoặc chứng thực khi đồng ý hiến tặng, diện tích bao nhiêu làm cơ sở đưa vào báo cáo kinh tế kỹ thuật trong nội dung huy động vốn ngoài ngân sách. Đây cũng là cơ sở để chỉnh lý hồ sơ huy động đất cho người dân, tránh xảy ra tranh chấp về sau.
Chủ trương của TP về việc này cũng rõ ràng: việc huy động, vận động người dân cùng tham gia xây dựng NTM bằng nhiều hình thức với nguyên tắc không huy động quá sức dân, với người neo đơn. Phản ánh từ các huyện cũng cho biết, trong bối cảnh hiện nay, dù người dân đồng tình với chủ trương xây dựng NTM, nhưng việc huy động, hiến tặng đất không còn dễ dàng như giai đoạn trước.
Trong khi đó, việc quản lý nguồn vốn từ ngân sách sẽ còn chặt chẽ hơn nhiều. Vì vậy, cấp cơ sở phải làm theo đúng quy định của pháp luật. Không thể làm sai. Việc sử dụng phải đúng quy định. Với vốn đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng, số tiền rất lớn nên phải sử dụng sao cho phù hợp và thận trọng. Cơ quan kiểm toán và thanh tra sẽ vào cuộc để giám sát. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vấn đề gì chưa biết cách xử lý thì cần hỏi ý kiến cấp trên hay sở ngành để được hỗ trợ, giải thích trước khi làm. Đại diện Sở Tài chính TPHCM cho rằng, do nhiều người chưa hiểu hết nên dễ bị lãng phí hay thất thoát ở nội dung này. Nếu không quản lý xuyên suốt sẽ không nắm hết. Điều quan trọng là cần hạn chế tối đa những sai sót hay sai phạm. Phòng Tài chính báo cáo, tham mưu cho UBND huyện, hay tham vấn cho các xã về những thắc mắc. Ngành tài chính phải là cơ quan đầu mối hướng đề xuất; tránh tình trạng chưa nắm rõ đã vội ký.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn