14:50 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Ninh chọn hướng đi bền vững cho OCOP

Thứ sáu - 22/11/2019 06:41
Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP có ý nghĩa quan trọng, tạo đà phát triển thương hiệu sản phẩm. Đó sẽ là tiền đề để các cơ sở sản xuất tiếp tục hoàn thiện đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và từng bước chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thương hiệu tạo đột phá

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai hàng loạt các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP để giúp các DN trong tỉnh xây dựng hình ảnh thương hiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm và tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người người lao động. Để đưa những sản phẩm này ra thị trường, Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã lựa chọn những sản phẩm đủ và đạt yêu cầu.

Những hội chợ OCOP được người dân Quảng Ninh hưởng ứng

Một trong những tiêu chí là sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phân phối rộng rãi... Đây là những ưu điểm mà sản phẩm OCOP Quảng Ninh đang chinh phục khách. Từ đó, trở thành thói quen tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của người dân.

Xác định thương hiệu là yếu tố quan trọng của sản phẩm hàng hóa để hội nhập thị trường, nhằm nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm OCOP theo đúng tiến độ, ngay từ đầu năm 2019 đến nay, Quảng Ninh đã tổ chức nhiều hội chợ xúc tiến thương mại với đầy đủ các gian hàng của các huyện, thành phố để giới thiệu, triển khai và khởi động. Đây sẽ là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, góp phần cung cấp cho thị trường những sản phẩm OCOP có chất lượng tốt.

Huyện Ba Chẽ là một trong những địa phương nổi tiếng với sản phẩm chủ lực cấp tỉnh “Trà Hoa Vàng”. Huyện đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp từ việc hỗ trợ người dân phát triển vùng nguyên liệu, định hướng đầu tư trang thiết bị hiện đại, đến việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ, xúc tiến thương mại sản phẩm. Đến nay, sản phẩm này của Ba Chẽ đã có giá lên đến 15 triệu đồng/1kg.

Không chỉ ở Ba Chẽ, huyện Vân Đồn cũng đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, được các doanh nghiệp và HTX ủng hộ, nhất là các sản phẩm thủy sản.

Niềm tin của người sử dụng

Đến nay, sử dụng sản phẩm OCOP đã trở thành thói quen của người dân Quảng Ninh. Chỉ cần nghe thông tin tổ chức hội chợ OCOP, người người lại háo hức tham gia, chọn mua nông sản sạch, đặc sản từ khắp nơi trong tỉnh. Bởi thế mới thấy thương hiệu là yếu tố quan trọng của của sản phẩm hàng hóa. Chương trình OCOP được triển khai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế mỗi địa phương, ngay từ khi triển khai đã thu hút đông đảo các cơ sở sản xuất, HTX và hộ sản xuất tham gia.

Bà Hà Thị Mai, khu 4, tổ 3, Phường Hồng Hà, TP Hạ Long cho biết: Những năm gần đây, trên phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thực phẩm bẩn, thực sự tôi rất sợ ra chợ mua thực phẩm. Nay trong tỉnh thường xuyên tổ chức hội chợ OCOP, tôi thường xuyên mua rau củ, thịt, cá tích trữ trong nhà sử dụng dần. Không những tươi, đảm bảo VSATTP, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mà còn rất nhiều loại thực phẩm có thể lựa chọn, có những sản phẩm được chế biến sẵn chất lượng rất đảm bảo.

Sản phẩm trà hoa vàng nổi tiếng

Để chinh phục người tiêu dùng, tỉnh Quảng Ninh xác định nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP thông qua hàng loạt các cuộc thi. Trưởng phòng Nghiệp vụ OCOP Đinh Bá Trinh cho biết: Thời gian tới, các địa phương sẽ đẩy nhanh tiến độ tổ chức cuộc thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP. Trên thực tế, một HTX tại Quảng Ninh không chỉ sản xuất một sản phẩm chủ lực, dựa vào sản phẩm gốc họ có thể cải tiến, chế tạo thành nhiều sản phẩm.

Việc duy trì chất lượng sản phẩm ban đầu sau đó hướng tới chuẩn hóa, nâng cấp những sản phẩm tiếp theo luôn được khích lệ, tạo tiền đề cho sản phẩm có mẫu mã đa dạng, nhiều cách sử dụng. Ví dụ: Đông trùng hạ thảo có thể làm trà, rượu và viên nang...

Cũng theo ông Trinh, các sản phẩm luôn được rà soát, hậu kiểm. Vừa qua, Ban chỉ đạo OCOP tỉnh đã tiến hành kiểm tra 27 sản phẩm, tương ứng với 100% sản phẩm phải đăng ký cấp lại sao của 22 đơn vị sản xuất tại 10 địa phương. Quá trình kiểm tra đã phát hiện một số sản phẩm không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu sản phẩm, như: Trà hoa vàng Came Gold của Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh; nước mắm sá sùng Cái Rồng của Công ty CP Thủy sản Cái Rồng... Ban chỉ đạo OCOP tỉnh đã đề nghị tạm dừng cấp lại chứng nhận để xem xét nhãn hiệu đối với 2 sản phẩm này.

Theo thông tin từ Sở KHCN Quảng Ninh, mới có trên 250/402 sản phẩm OCOP đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Một số địa phương, như huyện Đầm Hà có 11/28 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy đăng ký nhãn hiệu; huyện Hoành Bồ có 20/29 sản phẩm đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, con số này vẫn khá khiêm tốn với số sản phẩm OCOP hiện có của Quảng Ninh.

Hiện nay, để giữ vững thương hiệu cho các đơn vị, Ban chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh đang tiến hành xác định danh mục sản phẩm OCOP để làm căn cứ đề xuất, đăng ký bổ sung với Cục Sở hữu trí tuệ để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, yêu cầu các địa phương hướng dẫn các đơn vị sản xuất có sản phẩm tham gia chương trình OCOP của tỉnh thực hiện việc đăng ký bảo hộ, ghi nhãn hàng hóa, công bố tiêu chuẩn áp dụng, hợp chuẩn, hợp quy theo đúng quy định trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Theo ANh Thắng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 379018

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73425989