19:16 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Trị: Từ giáo viên đến nông dân đều "xắn tay" xây dựng NTM

Thứ hai - 10/02/2020 10:18
Ở Quảng Trị, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) đã lan toả rộng khắp, làm cho diện mạo nông thôn trở nên đổi thay, sạch đẹp, giàu mạnh hơn. Từ người nông dân, giáo viên, đến cụ già đều chung tay dựng xây NTM.

Một người vì mọi người

Những ngày đầu năm mới Canh Tý, chúng tôi lang thang lên vùng rẻo cao huyện Đakrông tìm đến điểm trường mầm non Kreng (Trường Mầm non Hướng Hiệp) để tìm gặp cô giáo Hồ Thị Trung. Cô giáo trẻ 38 tuổi có khuôn mặt hiền lành, luôn nở nụ cười trên môi với học sinh ở điểm trường có gần 100 trẻ này. Để đến được điểm trường mầm non Kreng phải vượt qua chặng đường hơn 10km đường đất đá, nhiều đoạn trắc trở khó đi. Chính vì vậy, cô giáo Trung đã có những việc làm rất tâm huyết, đó là hiến tặng đất để xây dựng điểm trường Kreng.

Cô giáo Trung cho hay, điểm trường này có từ năm 2004, lúc ấy cơ sở vật chất trường hết sức tạm bợ.

Khi lập gia đình, vợ chồng cô giáo Trung được cha mẹ cho một mảnh đất đủ rộng để vừa định cư, vừa trồng hoa màu cạnh điểm trường này.

 quang tri: tu giao vien den nong dan deu 'xan tay' xay dung ntm hinh anh 1

Vợ chồng anh Đặng Quang Hữu, nông dân giỏi thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đóng góp tích cực xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngọc Vũ

Gia đình cô Trung đã tự nguyện hiến một phần đất bằng phẳng (khoảng 60m2), đang canh tác nông nghiệp để xây một phòng học, phục vụ chăm sóc cho trẻ. Nhờ đó, các trẻ trong bản được đi học gần hơn, giúp phụ huynh yên tâm lao động, sản xuất.

“Là người con của bản làng, tôi hiểu niềm khao khát con chữ của trẻ em nơi đây vì vậy tôi hiến đất để xây dựng cơ sở vật chất của điểm trường nhằm cho con em có nơi học tập tốt hơn” – cô Trung tâm sự.

Năm 2012, khi Nhà nước quyết định đầu tư xây dựng mở rộng trường, xây thêm 2 phòng học, gia đình cô giáo Trung lại tiếp tục hiến thêm một phần đất liền kề của gia đình mình (khoảng 100m2) để thực hiện. Năm 2018, khi trường đầu tư xây thêm hàng rào tại điểm trường Kreng, gia đình cô cũng tình nguyện hiến đất để xây dựng khuôn viên điểm trường.

Mặc dù bây giờ, đất ở của gia đình cô Trung bị thu hẹp, thậm chí không có đất vườn nhưng hai vợ chồng vẫn cảm thấy vui vì ngôi trường được xây dựng khang trang, các cháu được học hành trong không gian thoáng mát, sạch đẹp.

Ở huyện miền núi Hướng Hoá, người dân thường nhắc đến anh Hồ Văn Dóoc, người dân tộc Vân Kiều, trú thôn A Dơi Cô, xã A Dơi là tấm gương để nhiều người soi rọi.

Là hội viên nông dân xã, anh Dóoc luôn nhận thức rất cao về việc đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng NTM. Năm 2015, anh Dóoc đã tình nguyện hiến 400m2 đất cho thôn để xây dựng trường mầm non và cơi nới tường rào của trường. Nhờ vậy, con em ở thôn đã có nơi học tập tốt hơn.

Giúp nhau thoát nghèo

Hơn 10 năm qua, mỗi khi nhắc đến anh Đặng Quang Hữu (46 tuổi, trú thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông), người dân nơi đây luôn một lòng kính trọng. Bởi vì, anh Hữu là người đã giúp khoảng 600 hộ dân nghèo trên địa bàn từng bước xoá đói, giảm nghèo.

"Xây dựng NTM được xác định có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, vì vậy tôi mong rằng thời gian tới phong trào này sẽ tiếp tục được lan toả, nhân dân tiếp tục đóng góp sức mình để dựng xây, giúp quê hương ngày càng tươi đẹp để quay trở lại phục vụ nhân dân”.

Ông Hà Sỹ Đồng

Hướng đôi mắt về phía rừng, anh Hữu cho biết, 20 năm trước khi người dân địa phương chưa mấy mặn mà với việc trồng rừng thì vợ chồng anh đã phát quang 30ha đồi núi toàn lau sậy để trồng rừng và 5ha sắn tại Hướng Hiệp. Nhờ vậy, kinh tế gia đình anh Hữu ngày càng vững chãi hơn.

Thấy vậy, nhiều gia đình bản địa đã đến học hỏi anh Hữu cách làm giàu. Chẳng những chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật mà anh Hữu còn hào sảng, cho mỗi hộ dân mượn không lấy lãi từ 20-40 triệu đồng giúp bà con sản xuất. Nhiều lúc, trong nhà hết tiền, anh Hữu phải đi vay ngân hàng cho người dân mượn lại nhưng vẫn vui vẻ, nhiệt tình.

Hơn 10 năm qua, bình quân mỗi năm anh Hữu cho 600 hộ dân mượn 2 tỷ đồng để sản xuất. Năm 2016, anh Hữu được Hội NDVN vinh danh là Nông dân Việt Nam xuất sắc.

Ông Hà Sỹ Đồng- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị “Xây dựng NTM được xác định có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, vì vậy tôi mong rằng thời gian tới phong trào này sẽ tiếp tục được lan toả, nhân dân tiếp tục đóng góp sức mình để dựng xây, giúp quê hương ngày càng tươi đẹp để quay trở lại phục vụ nhân dân” – ông Hà Sỹ Đồng nói.

Theo Bùi Ngọc Vũ/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 326

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 323


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1334119

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68564282