05:27 EST Thứ hai, 20/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quốc hội thảo luận đề xuất giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND

Thứ hai - 10/06/2019 06:01
(Chinhphu.vn) - Sáng 10/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản tán thành với những quy định của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Một trong những nội dung được các ĐBQH tập trung thảo luận về phân cấp, phân quyền; về việc giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện từ 2 Phó Chủ tịch xuống còn một Phó Chủ tịch.

Đa số ý kiến các ĐBQH đều cho rằng, để bảo đảm hoạt động của HĐND không nên giảm Phó Chủ tịch HĐND. Các đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước), đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) đều nhất trí với phương án 2 đề nghị giữ nguyên như hiện hành.

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) cho rằng, cần có 2 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện. Đại biểu phân tích, theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Thường trực HĐND gồm Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực HĐND, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Thường trực HĐND gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch. Như vậy, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã nâng chức danh Ủy viên Thường trực HĐND lên Phó Chủ tịch HĐND để thuận tiện cho trao đổi công việc, không làm tăng biên chế. Qua quá trình thực hiện, HĐND đã phát huy tốt nhiệm vụ góp phần phát huy hiệu quả của HĐND. Do đó, việc giảm một Phó Chủ tịch HĐND cần phải được cân nhắc thận trọng, đại biểu nói.

Cũng theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, phương án giảm Phó Chủ tịch HĐND "cào bằng" ở tất cả các địa phương gồm cả Hà Nội và TPHCM là không hợp lý, không có tính thuyết phục. Theo đại biểu, việc thực hiện tinh gọn bộ máy phải bảo đảm được 2 mục tiêu song song là bộ máy tinh gọn, không tăng biên chế nhưng phải bảo đảm hiệu quả hoạt động, nếu không xét điều kiện cụ thể của từng địa phương mà chỉ giảm cơ học thì không hiệu quả và dẫn đến việc phải sửa luật thường xuyên, đại biểu lưu ý. 

Theo quy định tại điều 82 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Phó Chủ tịch HĐND giúp việc cho Chủ tịch HĐND trong điều hành phiên họp. Nếu chỉ có một Phó Chủ tịch HĐND trong trường hợp đột xuất, bất khả kháng xảy ra không thể tham gia phiên họp của HĐND thì không có nhân sự thay thế để thực hiện các công việc. Trong thực tiễn, các cơ quan dân cử cần tăng đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời yêu cầu của cử tri và nhân dân đối với cơ quan dân cử ngày càng cao, do đó, cần giữ số lượng đại biểu chuyên trách như hiện hành là 2 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh để thực hiện tốt công tác giám sát, chuẩn bị tốt các nội dung cho kỳ họp, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh đề nghị.  

Đồng quan điểm này, đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) cho rằng, hiện HĐND được giao rất nhiều nhiệm vụ, thực tiễn đòi hỏi ngày càng cao, do đó việc giảm một Phó Chủ tịch HĐND như dự thảo Luật sẽ không bảo đảm đáp ứng yêu cầu công việc của HĐND, do đó cần giữ nguyên như quy định hiện hành, duy trì 2 Phó Chủ tịch HĐND.

Trong khi đó, đề cập đến số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh và cấp huyện, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) đề nghị, cần xem xét số lượng cấp phó này trong tổng thể các chức danh và tổ chức bộ máy HĐND cùng cấp và trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương thời gian qua. Theo đại biểu, dự thảo Luật cần quy định rõ về tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách trong tổng số đại biểu, đây chỉ là tỷ lệ để bảo đảm tổ chức bộ máy của HĐND hoạt động mang tính chuyên nghiệp. Đại biểu Trần Văn Lâm đặt vấn đề, tại sao Quốc hội yêu cầu  tới đây phải nâng tỷ lệ chuyên trách, còn địa phương lại đặt nặng vấn đề giảm biên chế để quy định theo chiều hướng giảm đi? Khi xác định rõ số đại biểu HĐND chuyên trách thì mới có căn cứ xác định số lượng Phó Chủ tịch, Phó ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.

Cũng theo đại biểu Trần Văn Lâm, nếu bộ máy bố trí cấp trưởng là chuyên trách thì cũng chỉ nên bố trí một cấp phó chuyên trách để hỗ trợ. Việc giảm một Phó Chủ tịch HĐND huyện, tỉnh không nên cứng nhắc, chỉ quy định “cứng” về biên chế chuyên trách HĐND. Còn tùy điều kiện tình hình, về quy mô, tính chất, yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn mà bố trí từ 1 đến 2 Phó Chủ tịch cho phù hợp. Số lượng cấp phó ở đây sẽ nằm trong tổng khung số lượng cấp phó đã quy định ở từng cấp, đại biểu Trần Văn Lâm nói./.

Lê Sơn
chinhphu.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 40921

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1063715

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74110686