06:08 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quỹ TDND với Luật HTX 2012

Thứ bảy - 07/10/2017 03:33
Hầu hết các cấp ngành đều đánh giá quỹ TDND (hay HTX tín dụng) là loại hình HTX ổn định nhất trong các loại hình HTX. Nhưng các quỹ cũng đang gặp nhiều khó khăn, nhất là những vướng mắc thực hiện Thông tư 03 và 04 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Theo đánh giá trong dự thảo báo cáo sơ kết Luật HTX 2012 toàn quốc, hiện nay nhiều quỹ TDND quy mô lớn, tiếp tục duy trì tăng trưởng cao một cách ổn định và một số quỹ TDND trung bình tiếp tục vươn lên. 
 

Khi quỹ có Luật HTX 2012 

So với thời điểm Luật HTX có hiệu lực (1/7/2013), đến nay cả nước có 1.166 quỹ TDND, với tổng số trên 1,93 triệu thành viên quỹ, tăng 5,5%. Tổng nguồn vốn của hệ thống quỹ TDND là 90.111,6 tỷ đồng (tăng 63,9%), tổng dư nợ cho vay là 70.317,4 tỷ đồng (tăng 56,7% )

Là đầu mối điều hòa hỗ trợ hệ thống quỹ TDND, Ngân hàng HTX (Co-opbank) hiện có tổng vốn 26.385,2 tỷ đồng (tăng 53,8%), tổng dư nợ cho vay 18.194,6 tỷ đồng (tăng 30%), tỷ lệ nợ xấu giảm 1,33%. 

Thời gian qua, NHNN đã sử dụng các công cụ tiền tệ để điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Cơ chế tín dụng tiếp tục được sửa đổi, hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện cho quỹ TDND mở rộng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. 

NHNN chủ động xây dựng các chính sách tín dụng đặc thù của hệ thống quỹ TDND đối với một số ngành sử dụng nhiều lao động có hiệu quả. Tiếp tục tập trung vào việc củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống quỹ TDND, qua đó những yếu kém từng bước được khắc phục, quy mô và chất lượng hoạt động có sự tăng trưởng bền vững. 

Hệ thống quỹ TDND đã được củng cố, phát triển tương đối nhanh, hiệu quả và bảo đảm tính liên kết hệ thống cao, bảo đảm an toàn trong hoạt động. 

Nhưng cũng theo báo cáo này, nhiều quỹ TDND đang gặp khó khăn do phải tái cơ cấu hoạt động, thu hẹp địa bàn, giảm nguồn vốn huy động tiền gửi và giảm khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Các quỹ TDND cũng đang gặp khó khăn về việc thu tiền góp vốn thường niên theo quy định.

Trong quá trình hoạt động, hệ thống quỹ TDND vẫn bộc lộ một số hạn chế. Đáng kể như mối liên kết hệ thống chưa chặt chẽ. Một số nơi vẫn còn tình trạng quỹ TDND hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích, chạy theo lợi nhuận. 

Từ đó, quỹ TDND hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, chất lượng thấp, gây nguy cơ mất an toàn, tỷ lệ sử dụng vốn so với tổng nguồn vốn còn quá cao. Công tác quản trị điều hành và kiểm soát ở nhiều quỹ TDND còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Quỹ TDND là mô hình phát triển tốt nhất trong các loại hình HTX

Khơi thông  hoạt động 

Trong quá trình triển khai Luật HTX 2012, Liên minh HTX các cấp đã theo sát và tập hợp những vướng mắc của quỹ TDND, nhất là những khó khăn của mô hình quỹ TDND đối với Thông tư 04 và Thông tư 03 của NHNN, kể cả Quy chế 179 của Co-opbank về Quỹ an toàn hệ thống quỹ TDND...

Thời gian qua, cùng với việc tổng hợp vướng mắc quỹ TDND phản ánh tại các kỳ họp Quốc hội, Liên minh HTX Việt Nam đã chủ động làm việc với bộ ngành NHNN, Tư pháp, LĐ&TBXH để tháo gỡ khó khăn cho quỹ TDND, kiến nghị truy đóng BHXH cho cán bộ quỹ.

Đối với NHNN, Liên minh HTX Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu sửa Thông tư 03 ngày 23/1/2014. Cụ thể trong đó đề nghị giảm mức phí bảo đảm an toàn hệ thống quỹ TDND theo Khoản 2, Điều 4 từ 0,08% xuống 0,02% (số tiền trích nộp Quỹ bảo toàn được hạch toán vào chi phí hoạt động của quỹ TDND), nhằm giảm chi phí hoạt động của các quỹ.

Với Thông tư 04 ngày 31/3/2015 đề nghị NHNN sửa Điểm b (Khoản 1 Điều 28) quy định mức góp vốn tối thiểu của thành viên quỹ TDND là 100.000 đồng. 
Các thành viên không phải góp vốn thường niên trong năm tài chính đầu tiên kể từ khi tham gia quỹ TDND. Vốn góp thường niên có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong năm tài chính và bắt đầu thực hiện từ năm tài chính 2016. 
Quy định này chỉ với mục đích duy trì tư cách thành viên, nhưng gây khó và làm mất thời gian thành viên dù có vay hay không vay quỹ. 

Đối với quỹ TDND lại phải liên tục phải cập nhật, thay đổi vốn góp điều lệ, đăng ký lại kinh doanh do thay đổi vốn điều lệ. Việc quy định mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên gây bất bình đẳng, giảm sức cạnh tranh của các quỹ TDND so với các tổ chức tín dụng khác.

Ngoài ra, việc sửa đổi giới hạn địa bàn hoạt động quỹ TDND theo Khoản 4 Điều 47 đã hạn chế khả năng mở rộng thị trường và mạng lưới thành viên, làm giảm khả năng cạnh tranh và thiếu bình đẳng. Bởi các ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần được tự do mở rộng quy mô, địa bàn mọi lúc và mọi nơi...

Lưu Đoàn
http://thoibaokinhdoanh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 244

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 26579

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 172452

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73219423