17:18 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo… đợi pháp lý

Thứ hai - 29/05/2017 22:32
Cả giới start-up và đầu tư đều trông đợi khung khổ pháp lý cho hoạt động của mô hình quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
IDG là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Việt Nam về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật.

IDG là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Việt Nam về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật.

Ngóng pháp lý

Bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP.HCM (BSSC) hào hứng khi nghe tin Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bổ sung quy định về quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. “Chúng tôi đã vận động được nguồn cho Quỹ đầu tư Khởi nghiệp và Sáng tạo của TP.HCM (HSIF), chỉ chờ có hành lang pháp lý để chính thức hoạt động”, bà Phi lý giải.

Quỹ HSIF ra mắt vào tháng 5/2016, với nguồn vốn đầu tiên là 30 tỷ đồng, cùng cam kết đóng góp của các nhà đầu tư. Theo kế hoạch, đến năm 2017, HSIF sẽ có số vốn ít nhất là 50 tỷ đồng; năm 2020 là 100 tỷ đồng… Khoản vốn này dành để đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp khởi nghiệp, theo đúng mô hình của quỹ đầu tư thiên thần.

Tuy nhiên, khoảng trống pháp lý đang là điều mà cả các nhà đầu tư cũng như những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp như bà Phi lo ngại. Vướng mắc lớn nhất là mô hình hoạt động của quỹ này hoàn toàn khác với các quỹ đầu tư hiện hữu, cũng có nghĩa là không thể áp dụng các quy định tương tự về điều kiện thành lập, hoạt động…

Hơn nữa, xét về bản chất, đầu tư mạo hiểm cho start-up thường bắt đầu từ giai đoạn ý tưởng, nghĩa là giai đoạn sản phẩm, dịch vụ chưa được thương mại hóa. Tỷ lệ thành công của các khoản đầu tư này thường rất khác so với các quỹ đầu tư chứng khoán, đầu tư vào doanh nghiệp sau IPO… Thậm chí, giới đầu tư mạo hiểm thường xác định tỷ lệ “80% không thành công” trong hoạt động đầu tư dạng này. Đương nhiên, lợi nhuận từ 20% có thể thành công thường ở dạng “vượt quá kỳ vọng”.

Chính điều này ảnh hưởng rất lớn tới các quy định liên quan đến chính sách thuế của quỹ đầu tư mạo hiểm. Đặc biệt, nếu như không làm rõ khái niệm, hoạt động “hầu như là lỗ” của mô hình này sẽ trở thành cái gai trong con mắt các cơ quan quản lý nhà nước. Nhất là khi trong quản lý nhà nước, nỗi lo lạm dụng chính sách để trốn thuế, lách thuế vẫn lớn.

Không thể chậm hơn

Mặc dù đã có một vài quỹ nội địa hoạt động dưới dạng đầu tư mạo hiểm, song về bản chất, chưa quỹ nào được hình thành riêng rẽ để phục vụ mục tiêu này. Các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn đang hoạt động tại Việt Nam chủ yếu từ nước ngoài, như DFJ, IDG…

Cũng phải nói thêm, giới đầu tư khởi nghiệp đang sốt ruột khi các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Malaysia đang có nhiều chương trình thu hút vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm của thế giới.

Là người đầu tư mạo hiểm, ông Trịnh Minh Giang, CEO Công ty cổ phần Tư vấn quản lý Việt (VMCG) thậm chí còn lo ngại nhiều hơn trong bối cảnh này. “Các start-up sẽ phải tìm cách để có tiền. Khi các quỹ bên ngoài hoạt động thuận lợi hơn, họ sẽ chuyển dự án ra nước ngoài. Vấn đề ở chỗ, khung khổ pháp lý còn để xây dựng văn hóa kinh doanh chấp nhận rủi ro cho người Việt. Phải có hệ sinh thái cho văn hóa này phát triển thì giới khởi nghiệp sáng tạo và đầu tư mạo hiểm mới thực sự có đất phát triển”, ông Giang nói.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cũng thừa nhận thực tế này. “Nếu thiếu môi trường pháp lý để khuyến khích đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để sáng tạo, tôi cũng lo ngại giới start-up sẽ phải di chuyển ra ngoài, như nhiều dự án đã sang Singapore, để đảm bảo an tâm hoạt động. Đây là lý do chúng tôi đã đưa quy định về quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo vào Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông Đông nói.

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo các nguyên tắc sau:

a) Đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo không quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư.

b) Nhà đầu tư tư nhân góp vốn vào quỹ phải có điều kiện tài chính và chịu trách nhiệm về vốn góp của mình, không vi phạm pháp luật.

Căn cứ điều kiện ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định tham gia cùng quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương không quá 30% tổng vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và phải thoái vốn đầu tư trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm góp vốn đầu tư.

Nhà đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại khoản 1 Điều này được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với thu nhập từ khoản đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nguồn: Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khánh An
http://baodautu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 109


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1268066

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71495381