01:14 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp

Thứ bảy - 07/01/2017 01:56
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa có Quyết định số 23/QĐ-BNN-TCLN ngày 4/1 về việc phê duyệt “Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”.
Ảnh minh họa (Ảnh: BT)

Ảnh minh họa (Ảnh: BT)

Theo đó, mục tiêu của quy hoạch nhằm định hướng cho các địa phương xác định loài cây chủ lực để trồng rừng sản xuất, đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

 

Về nội dung quy hoạch, giai đoạn 2016 - 2020, xác định loài cây để trồng 639.000ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh. Trong đó, trồng rừng gỗ lớn 439.000ha, trồng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 200.000ha. Giai đoạn 2021 - 2030, xác định loài cây để trồng 1.122.000ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh, trong đó, trồng rừng gỗ lớn 912.000ha, trồng rừng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 210.000ha.

Cụ thể, giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng loài cây trồng rừng ở 8 vùng sinh thái lâm nghiệp trên phạm vi cả nước gồm 43 loài. Trong đó, cây trồng lấy gỗ 24 loài; cây lâm sản ngoài gỗ và các mục đích khác 19 loài. Bên cạnh đó, quy hoạch diện tích trồng rừng tập trung giai đoạn 2016-2020 với 439.000ha, bình quân 87.800ha/năm; giai đoạn 2026-2030, trồng rừng tập trung 571.000ha. Quy hoạch chuyển hóa rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ hiện có sang kinh doanh rừng gỗ lớn, trong giai đoạn 2016-2020 là 200.000ha, bình quân 40.000ha/năm.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, các giải pháp xác định cần rà soát quy hoạch lại hệ thống rừng giống, vườn giống, bổ sung thêm 30 nguồn giống tại 8 vùng sinh thái lâm nghiệp với tổng diện tích 2.320ha cho 23 loài. Đồng thời, đánh giá, lựa chọn, lập danh mục cơ cấu loài và giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng.

Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn; xây dựng, hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn. Về chế biến và thị trường, cơ cấu lại sản phẩm gỗ có lợi thế và mang lại giá trị cao; từng bước giảm dần xuất khẩu dăm, mảnh, đến năm 2020 còn khoảng 3 triệu tấn và giảm dần đến năm 2030. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến gỗ; tăng cường quảng bá sản phẩm gỗ nội địa, đồng thời xây dựng và phát triển các kênh phân phối đồ gỗ trên thị trường nội địa./.

BT
http://dangcongsan.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 255

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 254


Hôm nayHôm nay : 34736

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 407563

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73454534