11:34 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quyết liệt kiềm chế cháy nổ trong năm 2012

Thứ bảy - 28/01/2012 12:35
Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an cho biết, trong thời gian tới sẽ thực hiện những giải pháp đồng bộ cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để kiềm chế số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra.
PV: Nhìn lại công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2011, ông có thể cho biết điểm nổi bật của công tác này năm vừa qua?

Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn: Có thể nói công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy chữa cháy năm vừa qua đã được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, nội dung sâu sắc, góp phần nâng cao ý thức và kiến thức phòng cháy chữa cháy cho nhân dân. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền gương người tốt việc tốt trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được chú trọng.

Toàn bộ lực lượng đã bám sát địa bàn, cơ sở, xây dựng mới các đội phòng cháy chữa cháy cơ sở và dân phòng, đặc biệt là lực lượng dân phòng tại các khu dân cư cách xa đội chữa cháy chuyên nghiệp, để lực lượng này trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào “Toàn dân phòng cháy chữa cháy”.

Nhiều địa phương đã xây dựng và phát triển có hiệu quả mô hình "Cụm cơ quan doanh nghiệp an toàn phòng cháy chữa cháy"; ”Cụm dân cư an toàn phòng cháy chữa cháy”, “Dân vận khéo”… như Hải Phòng, Tiền Giang, An Giang, Sơn La…

Đặc biệt, nhiều địa phương đã chú trọng xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ quy mô lớn, có sự tham gia của nhiều lực lượng như phương án chữa cháy tàu chở dầu tại Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), phương án phối hợp nhiều lực lượng xử lý tình huống cháy, nổ lớn tại Trung tâm phân phối khí Cà Mau…

Ngành cũng đã tăng cường hơn công tác kiểm tra các cơ sở trọng điểm về cháy nổ, tập trung giải quyết những vấn đề nổi lên trong công tác phòng cháy chữa cháy như phòng cháy chữa cháy và thoát nạn đối với nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại; cơ sở sản xuất tư nhân; kinh doanh và sử dụng khí gas; điều tra cơ bản và phân loại cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy....

Trong năm 2011, toàn lực lượng đã kiểm tra và phúc tra phòng cháy chữa cháy được 99.612 lượt cơ sở, lập 95.636 biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 10 tỷ đồng.

PV: Tuy nhiên, thực tế thời gian qua là vẫn xảy ra những vụ cháy lớn, gây nhiều thiệt hại về người và vật chất, thưa ông?

Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn: Đúng vậy, nhìn lại năm 2011, các vụ cháy tuy có giảm nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn có thể dẫn đến những vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Năm qua, cả nước vẫn còn xảy ra 1.548 vụ cháy, làm chết 75 người, bị thương 215 người, gây thiệt hại về tài sản trị giá 571,717 tỷ đồng.

Cháy rừng xảy ra 216 vụ, gây thiệt hại 2.018 ha rừng. So với năm 2010, số vụ cháy giảm 295 vụ (1.548/1.843 vụ), giảm 16%; thiệt hại về tài sản giảm 45,2 tỷ đồng (571,771/617 tỷ đồng), giảm 7,3%; cháy rừng giảm 172 vụ (216/388 vụ), giảm 44,3%; thiệt hại do cháy rừng gây ra giảm 525 ha rừng (2.018/2.543 ha), giảm 20,6%.

PV: Các vụ cháy tuy giảm nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy, nguyên nhân do đâu, thưa ông?

Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn: Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ...

Trước tiên, về lực lượng, mạng lưới các Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn còn quá mỏng, nhiều Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy khu vực chưa đáp ứng được khả năng chống cháy lớn do lực lượng thiếu, phương tiện ít, chất lượng kém và địa bàn bảo vệ rộng...

Hiện nay cả nước có 169 đội chữa cháy chuyên nghiệp, còn thiếu nhiều so với yêu cầu thực tế.

Theo quy định, một đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chỉ hoạt động hiệu quả trong phạm vi bán kính 5km, trong khi đó một số địa phương phải quản lý những địa bàn có bán kính lên tới 150 km.

 

Thực hiện những giải pháp đồng bộ cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - Ảnh minh họa 

Ngoài ra, công tác xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở và dân phòng (lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ) chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đề ra, số đội phòng cháy chữa cháy cơ sở chỉ đạt khoảng 80%, số đội dân phòng chỉ đạt trên 30%.

Bên cạnh đó, Ngành còn thiếu nhiều về phương tiện hoạt động, nhất là xe chữa cháy, các phương tiện chữa cháy đặc chủng như chữa cháy trong hầm lò, chữa cháy nhà cao tầng, chữa cháy trên sông, biển, phương tiện cứu nạn cứu hộ. Hiện tại, số lượng xe chữa cháy hoạt động tốt chỉ chiếm khoảng 30%…

Để khắc phục những tồn tại này, tôi cho rằng về chính sách, chế độ cho người tham gia lực lượng này cần phải được xây dựng, hoàn thiện. Thực tế ở nhiều nơi, nhiều địa bàn người đứng đầu cơ sở, chính quyền địa phương còn chưa nhận thức hết trách nhiệm nên cơ sở đó chưa chấp hành đầy đủ các quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy. Dẫn tới chủ quan, ít quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy ở cơ sở cũng như chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy, nên vẫn còn nhiều vi phạm, thiếu sót về phòng cháy chữa cháy dẫn đến nguy cơ cháy nổ tại cơ sở, khu dân cư cao.

Mặt khác, do quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tình trạng không đảm bảo về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Nhiều khu dân cư nằm trong các ngõ, hẻm sâu nên xe chữa cháy không tiếp cận được. Ngay cả những khu nhà cao tầng hiện đại điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy cũng không đảm bảo yêu cầu.

Có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, nguyên vật liệu là chất dễ cháy xen kẽ trong các khu dân cư nên đã xảy ra một số vụ cháy gây thiệt hại nặng về người và tài sản.

PV: Vậy trong thời gian tới, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu  nạn cứu hộ sẽ thực hiện những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn, bất cập trên, thưa ông?

Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn: Để khắc phục những khó khăn, bất cập trên, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy, kiềm chế số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời gian tới, chúng tôi sẽ thực hiện những giải pháp đồng bộ cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Thứ nhất, huy động các nguồn kinh phí để tháo gỡ khó khăn về kinh phí hoạt động cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu  nạn cứu hộ.

Về thể chế, trong Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 123 về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy” trình Chính phủ ban hành có đề cập đến việc trích 70% tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy để đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.

Thực tiễn cho thấy, trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã mạnh dạn trích số tiền này để tái đầu tư cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu  nạn cứu hộ. Điển hình như tỉnh Nghệ An, năm 2010 đã trích 100%, năm 2011 trích khoảng 66% số tiền xử phạt vi phạm hành chính để đầu tư cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu  nạn cứu hộ của địa phương.

Thực tế cũng cho thấy, trong một số ngành tiền xử phạt vi phạm hành chính được giữ lại để sử dụng tái đầu tư đã đem lại hiệu quả cao.

Thứ hai, về xây dựng và phát triển lực lượng, trong những năm tới Ngành tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu  nạn cứu hộ chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; xây dựng, thành lập mới các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu  nạn cứu hộ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; hướng dẫn các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu  nạn cứu hộ địa phương xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, biên chế quân số của lực lượng làm công tác cứu nạn cứu hộ.

Thứ ba, Ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức và pháp luật về phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt phải quán triệt phương châm bám sát địa bàn, cơ sở xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ. Tập trung đầu tư nghiên cứu mô hình hoạt động của lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở và dân phòng trong tình hình mới. Cũng như, triển khai nhân rộng các mô hình ”Cụm dân cư an toàn phòng cháy chữa cháy”, ”Cụm doanh nghiệp an toàn phòng cháy chữa cháy” trên phạm vi toàn quốc.

Thứ tư, Ngành tập trung tiếp tục triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh ngăn chặn cháy lớn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở và toàn dân về trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy. Kiên quyết đấu tranh loại trừ các nguyên nhân dẫn đến cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, tập trung vào các chuyên đề lớn như phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở sản xuất có nguy hiểm cháy nổ cao, điện, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng.

PV: Xin cảm ơn Thiếu tướng!

Minh Diễm-Trần Mạnh thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cháy và

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195


Hôm nayHôm nay : 56669

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 971228

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71198543