23:11 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công tới “phút chót”

Thứ hai - 16/01/2017 11:07
Tính tới thời kỳ quyết toán vốn đầu tư công năm 2016 là ngày 30/1/2017, Bộ Tài chính ước tính vốn ngân sách Trung ương bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước ngoài cũng chỉ giải ngân được 90%, vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân được khoảng 70%.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tuy nhiên, nếu các bộ, ngành và địa phương không quyết tâm thực hiện thì cũng khó có thể đạt được mức giải ngân này trong vòng nửa tháng tới.

Năm 2016, tổng số vốn đầu tư công mà Quốc hội thông qua là 254.950 tỷ đồng, kết hợp với vốn kế hoạch nguồn ngân sách Trung ương năm 2015 kéo dài thời gian thực hiện (theo Luật Đầu tư công) sang năm 2016 là hơn 6.631 tỷ đồng nên tổng nguồn vốn kế hoạch của năm ngoái là hơn 261.581 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ đã giao hơn 252.858 tỷ đồng cho các bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch đầu tư.

Tuy nhiên, việc giải ngân nguồn vốn này gặp trắc trở ngay từ những tháng đầu năm 2016 khi mà trong 6 tháng đầu năm 2016, vốn ngân sách nhà nước mới giải ngân đạt 29,6% kế hoạch, vốn trái phiếu Chính phủ đạt 21,8% kế hoạch, đều là những mức rất thấp, ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.

Nguyên nhân là do chủ đầu tư lúng túng khi triển khai các thủ tục đầu tư theo các Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công. Bên cạnh đó là các nguyên nhân chủ quan như chủ đầu tư dự án tập trung hoàn thiện thủ tục đối với dự án kéo dài từ năm 2015 sang nên chưa chủ động giải ngân vốn năm 2016; chủ đầu tư chuẩn bị dự án chưa tốt, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án không sát thực tế, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, nhà thầu không đủ năng lực thi công; chủ đầu tư chưa tích cực, chậm lập, hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục thanh toán các dự án đã được bố trí vốn trả nợ dự án công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, dự án hoàn thành quyết toán…

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phùng Văn Hùng đã cho rằng: “Lẽ ra khâu chuẩn bị dự án, kế hoạch đầu tư càng làm chi tiết, kỹ lưỡng bao nhiêu thì ta lại làm nhanh bấy nhiêu. Nếu chuẩn bị kỹ lưỡng thì cứ thế mà triển khai xây dựng và hoàn thành rất nhanh nhưng chúng ta lại làm rất lâu khâu đầu tư, xây dựng vì kế hoạch đã bị thay đổi liên tục do chuẩn bị không tốt”.

Nhìn thấy nguy cơ của việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, từ tháng 6/2016, sau khi Chính phủ mới được kiện toàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập Tổ công tác của Chính phủ chỉ đạo giải ngân vốn kế hoạch của năm do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng.

Từ đó, nhiều phiên họp của Tổ công tác thường xuyên diễn ra để cập nhật, tháo gỡ vướng mắc để các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng trực tiếp họp với Tổ công tác. Các phiên họp Chính phủ thường kỳ đều nghe Bộ KH&ĐT báo cáo tiến độ giải ngân vốn. Chính phủ cũng thống nhất cao việc ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 8/7/2016 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2016. Tới tháng 11, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra Công điện số 2144/CĐ-TTg yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016 và thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch năm 2017.

Trong quá trình xử lý, đẩy nhanh giải ngân, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội linh động cắt giảm kế hoạch vốn nước ngoài năm 2016 (của 9 bộ và 20 địa phương) để bổ sung vốn cho các bộ, ngành, địa phương đã giải ngân trên 80% kế hoạch, các dự án, công trình có khối lượng thực hiện nhưng cần bổ sung vốn và đến ngày 31/1/2017 giải ngân hết số vốn bổ sung, hoàn thành 100% kế hoạch giao.

Từ quyết tâm cao độ của Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành và địa phương, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của nửa cuối năm 2016 đã cải thiện đáng kể. Bộ Tài chính cho biết, đến hết tháng 12/2016 nguồn vốn này được bộ, ngành, địa phương giải ngân hơn 201.991 tỷ đồng, đạt 81,6% kế hoạch năm 2016 điều chỉnh, gấp 2,7 lần số giải ngân trong 6 tháng đầu năm. Giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ đạt 55,2% kế hoạch.

Tuy nhiên, tính toán cụ thể thì có 14 bộ, ngành vẫn giải ngân dưới 50% vốn kế hoạch. Cá biệt có một số địa phương giải ngân dưới 30% vốn trái phiếu Chính phủ, chưa kể nguồn vốn điều chuyển sang từ năm 2015.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân của Chính phủ mới đây cho rằng: “Chúng ta cố gắng nhiều nhưng (giải ngân) những tháng cuối năm không đủ bù đắp lại sự chậm trễ của giai đoạn đầu năm, chưa tháo được hết tồn tại vướng mắc làm chậm tiến độ giải ngân. Không giải ngân hết được 100% vốn kế hoạch, làm ảnh hưởng tới chất lượng đầu tư công, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, các vấn đề trả nợ…”.

Tính tới thời kỳ quyết toán vốn đầu tư công năm 2016 là ngày 30/1/2017, Bộ Tài chính ước tính vốn ngân sách Trung ương bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước ngoài cũng chỉ giải ngân được 90%, vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân được khoảng 70%. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành và địa phương quyết tâm thực hiện để đạt được tỉ lệ giải ngân cao nhất. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành và địa phương triển khai ngay từ những ngày đầu năm kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2017.

“Phải khắc phục hiệu quả nhất các vướng mắc trong hệ thống pháp luật, văn bản hướng dẫn, trong áp dụng và thực thi pháp luật, đẩy lùi tư tưởng trì trệ của bộ máy, sự thiếu chuyên nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Để tháo gỡ một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay cho giải ngân vốn đầu tư công, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết sẽ khẩn trương rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng để trình Thủ tướng quyết định. Theo đó, Nghị định mới sẽ tăng cường phân cấp, phân quyền về thẩm định các dự án dùng ngân sách nhà nước dưới 15 tỷ đồng cho các chủ đầu tư; toàn bộ vốn do TPHCM và Hà Nội tự quyết định đầu tư thì tự thẩm định không phải chuyển lên Bộ thẩm định; Bộ Công Thương có thể ủy quyền cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc thẩm định dự án B, C.

Về tổ chức lại ban quản lý dự án, Bộ Xây dựng cho rằng xu hướng chung là chuyển về ban quản lý chuyên ngành để quản lý chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trước khi chuyển đổi, Nghị định mới cho phép chủ đầu tư tự quản lý hoặc thuê tư vấn giám sát.

Về lâu dài, Chính phủ sẽ phải kiến nghị Quốc hội sửa Luật Đầu tư công theo hướng phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành và địa phương thẩm định các dự án; nâng cao năng lực cơ quan ban quản lý dự án; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi, bình đẳng trong thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội...

Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 247

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 243


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 340411

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73387382