12:20 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ra sức phát triển nông nghiệp hướng đến nâng cao đời sống nông dân

Chủ nhật - 15/06/2014 04:11
Là một tỉnh thuần nông, thời gian qua, ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và thu được những kết quả quan trọng. Từ việc thực hiện tốt chính sách cải cách ruộng đất đến phong trào hợp tác xã nông nghiệp mà thành tựu là đưa lúa xuân xuống đồng trong những năm 60 của thế kỷ trước.

 

Coi trọng phát triển chiều sâu

 

Nhiều địa phương trong nước biết đến Vĩnh Phúc qua việc đổi mới cơ chế quản lý với phương thức “khoán hộ”; đến những năm 80-90 thế kỷ trước, Vĩnh Phúc lại được biết đến bằng việc đổi mới cơ cấu mùa vụ, tạo ra sản xuất 3 vụ/năm, và vụ đông trở thành vụ sản xuất hàng hoá chính trong năm. Bằng sự nỗ lực và sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp, nên mặc dù là một tỉnh đất chật người đông và trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước, Vĩnh Phúc vẫn luôn đảm bảo được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người và phát triển chăn nuôi trong tỉnh. Tuy với gần 80% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp là chính nên việc đầu tư phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo ổn định tình hình nông thôn. 

 

 

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Đ.H)

 

Vì vậy, thời gian qua Vĩnh Phúc đã ra sức xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hướng tới nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững; chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, lấy năng suất cao, chất lượng cao, hiệu quả kinh tế cao và sức cạnh tranh cao làm mục tiêu phấn đấu, trong đó đã xác định rõ: phát triển mạnh chăn nuôi, thuỷ sản, coi đây là mũi nhọn đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng thâm canh, tăng vụ. Theo đó, hàng loạt cơ chế, chính sách, hỗ trợ thông qua các dự án cụ thể được triển khai thực hiện lấy ưu tiên “6 cây, 3 con ”. Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt đã thực hiện nhiều dự án về sản xuất lúa lai, sản xuất nấm ăn, trồng tre lấy măng, sản xuất rau an toàn; dự án về cải tạo giống bò, giống lợn, và dự án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; nhiều dự án về sản xuất giống thuỷ sản và cải tạo vùng trũng nuôi trồng thuỷ sản. Qua quá trình thực hiện các dự án cho thấy đây là cách làm mới, sáng tạo của Vĩnh Phúc, việc thực hiện chủ trương, chính sách bằng các dự án cụ thể đã nâng cao trách nhiệm của từng chủ dự án đối với từng chỉ tiêu đã đặt ra trong mỗi khoảng thời gian nhất định, tránh được tình trạng hô hào chung chung, trách nhiệm chung chung.

 

 

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc đã có bước phát triển mới, đạt được những kết quả quan trọng. Trong từng lĩnh vực đã có sự khai thác theo chiều sâu, là tiền đề nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong trồng trọt giữ ổn định sản xuất 3vụ/năm, năng suất cây trồng tiếp tục tăng theo hướng bền vững; trong đó cây lúa và ngô vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực, đáp ứng nhu cầu của xã hội, sản lượng lương thực tăng cao. Theo số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc, năm 2013, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng 3,53% so với năm 2012. Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính như lúa đạt 52,30 tạ/ha, tăng 3,46% so với năm 2012, sản lượng đạt 308,76 ngàn tấn, tăng 2,99%; ngô đạt 41,31 tạ/ha, tăng 1,25%, sản lượng đạt 65,32 ngàn tấn, tăng 17,08%; khoai lang đạt 97,54 tạ/ha, tăng 6,0%, sản lượng đạt 24,32 ngàn tấn, tăng 3,25%;.... Cây lâu năm với tổng diện tích hiện có 8,23 ngàn ha, tăng 0,49% so với năm 2012; bước đầu tạo ra các sản phẩm hàng hoá khá lớn. Chăn nuôi luôn khẳng định là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tốc độ phát triển đàn nhanh. Sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm tiêu thụ thuận lợi cả trong và ngoài tỉnh.

 

Về cơ bản, Vĩnh Phúc đã có chính sách cởi mở, khuyến khích phát triển đội ngũ thương lái để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đây là cầu nối quan trọng giữa người sản xuất với người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường. Thực tế đã khẳng định, cơ bản sản phẩm nông nghiệp hàng hoá của tỉnh trong những năm qua do đội ngũ này đảm nhiệm. Các điểm trung chuyển hàng nông sản được phát triển, điển hình như trung tâm ở Thổ Tang, Tân Tiến (Vĩnh Tường) đã tiêu thụ 80 – 90% sản phẩm hàng hoá nông sản của tỉnh và trở thành đầu mối tiêu thụ nông sản lớn của các tỉnh miền Bắc.

 

Nhận thức về sản xuất hàng hoá của người dân có chuyển biến tích cực, sản xuất bước đầu gắn với thị trường. Đã hình thành hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản như vùng trồng rau ở Tam Dương, Vĩnh Tường, Mê Linh; Vùng trồng hoa ở Mê Linh; vùng trồng cỏ chăn nuôi bò ở Vĩnh Tường; vùng trồng dâu nuôi tằm ở một số xã ven sông thuộc huyện Yên lạc; vùng chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên lạc, Vĩnh Yên, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường; vùng nuôi trồng thuỷ sản ở Yên Lạc, Vĩnh Tường; vùng cây ăn quả ở Tam Dương, Tam Đảo, Lập thạch, Phúc Yên,...

 

Mặt khác, Vĩnh Phúc cũng đẩy mạnh thực hiện miễn giảm một số khoản đóng góp cho nông dân như thuỷ lợi phí, thành lập tổ khuyến nông cơ sở, hỗ trợ vắc xin tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi,... đã có tác dụng kích thích sản xuất phát triển, thu hút các thành phần kinh tế, hộ nông dân tích cực đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp – thuỷ sản. Kinh tế trang trại có nhiều khởi sắc, phát triển khá cả về số lượng và quy mô, tạo vùng hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân... từng bước khẳng định xu hướng phát triển và vị trí vai trò trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường đầu tư lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn như thuỷ lợi, điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, góp phần đổi thay bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.

 

Vấn đề mới đặt ra

 

Với kết quả đạt được bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc xác định mục tiêu đến năm 2015 trở thành tỉnh công nghiệp. Tuy nhiên, xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp, để chuyển sang công nghiệp trong những năm tới, những biến đổi lớn, sâu sắc về các phong tục tập quán truyền thống của nông thôn, nông dân đã có từ lâu không dễ gì trong thời gian ngắn có thể theo kịp, sẽ có những hạn chế, bất cập không thể tránh khỏi trong tư duy, tâm lý, phương thức sản xuất, văn hoá, xã hội, môi trường… và cả trong quan hệ kinh tế. Rõ ràng quan hệ sản xuất hiện nay chưa theo kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất xã hội. Đánh giá tổng thể đời sống nông dân, phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Vĩnh Phúc vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập và vướng mắc cần tháo gỡ, như đất canh tác của Vĩnh Phúc nhìn chung bạc màu, nghèo dinh dưỡng, nên mặc dù hệ số sử dụng đất cao (2,34 lần/năm), hơn 80% diện tích đã sản xuất 3 - 4 vụ/năm, nhiều tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao, ứng dụng, nhưng giá trị sản xuất không cao. Trong khi đó, chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá nông sản.

 

Giá trị ngày công nông nghiệp thấp dẫn tới tình trạng nông dân bỏ ruộng không thâm canh xảy ra vì ngày công dịch vụ của công nhân thủ công nghiệp cao hơn. Đối với đất vùng đồi, đất vùng trũng cấy một vụ lúa bấp bênh, giá trị và hiệu quả sản xuất còn thấp hơn rất nhiều. Vì thế, không khuyến khích các hộ nông dân đầu tư vốn vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời có sự dịch chuyển lao động từ khi vực nông nghiệp thu nhập thấp sang các lĩnh vực kinh tế khác. Điều đó cho thấy, với bình quân diện tích đất canh tác như hiện nay, dù có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tích cực đến đâu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như thế nào, với gần 60% lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì khó đảm bảo được nhu cầu thu nhập và đời sống của nông dân. Như vậy, vấn đề đặt ra là, một mặt tăng hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác bằng việc quan tâm tăng cường đầu tư giống tốt, các yếu tố kỹ thuật, hạ tầng, tiêu thụ nông sản... Mặt khác, cần có một giải pháp tổng thể để chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất trồng trọt sang nghề khác.

 

Nông thôn ngày nay đã có thay đổi so với nông thôn truyền thống trước đây về thành phần và đời sống kinh tế - xã hội. Nông thôn hiện nay là nơi sinh sống của rất nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, không chỉ thuần nhất là nông dân, mà còn cán bộ, công nhân, viên chức, trí thức, văn nghệ sỹ, thương nhân... Nông thôn ngày nay đang được đổi mới theo hướng hiện đại. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở nông thôn được tăng cường đầu tư nâng cấp và xây dựng mới; xã hội nông thôn đã có chuyển biến đáng kể, nhiều thiết chế văn hoá được duy trì và phát triển; nhiều thôn, làng có Hương ước – Quy ước. Tuy nhiên, nông thôn cũng đang nảy sinh những tồn tại, bất cập như qui hoạch nông thôn chưa đồng bộ, còn nhiều chắp vá. Qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp của các địa phương chưa dài hạn, hay bị thay đổi, việc triển khai thực hiện chậm khiến cho người dân không yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Môi trường kinh tế nông thôn chưa thông thoáng. Các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Số lượng và quy mô làng nghề, doanh nghiệp dân doanh ở Vĩnh Phúc ít và nhỏ bé, công nghệ còn lạc hậu.

 

Thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít vì tính rủi ro cao. Kinh tế hộ tuy phát triển khá nhưng sản xuất chủ yếu mang tính tự cấp, tự túc, chưa tạo được sản phẩm hàng hoá lớn. Văn hoá truyền thống của một số thôn, làng đang bị mai một, các tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng và lãng phí. Vấn đề ô nhiễm do rác thải, nước thải, khí thải đang gia tăng, nhất là những nơi đất chật người đông. Như vậy, vấn đề nông thôn phải giải quyết như môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường sống... để đảm bảo nông thôn luôn trong lành, cần xây dựng kết cấu hạ tầng gần như đô thị, có chính sách thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cán bộ, công nhân viên, các thành phần xã hội khác về sinh sống, nghỉ ngơi, dưỡng sức, góp phần giảm tải cho đô thị.

 

Đa số nông dân vẫn thuộc thế hệ nông dân từ thời bao cấp. Từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, đã thực sự tạo động lực phát triển kinh tế tự chủ, cùng với việc giảm đóng góp cho nông dân như miễn thuế nông nghiệp, đầu tư lớn cho thuỷ lợi,... nên thu nhập của nông dân ngày càng được cải thiện, đời sống được nâng lên rõ rệt và họ đã có những năng động trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhưng phần lớn vẫn in đậm cách thức làm ăn tập thể của hợp tác xã kiểu cũ, thụ động và họ vẫn là người có thu nhập thấp trong xã hội. Nguyên nhân là do số lượng nông dân lớn, hiện tượng thừa lao động, thiếu việc làm trong nông nghiệp là khá phổ biến; Trình độ văn hoá, chuyên môn, chất lượng lao động ở khu vực nông thôn của Vĩnh Phúc còn thấp. Điều đáng quan tâm là thu nhập của nông dân thấp hơn các thành phần khác trong xã hội.

 

Hướng tới nền nông nghiệp hiện đại và phát triển bền vững

 

Trước thực trạng đó, Vĩnh Phúc đang ra sức giải quyết những tồn tại, bất cập hiện nay. Vĩnh Phúc đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát, điều tra về tình hình nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở trong và ngoài tỉnh, hội thảo nhiều lần với các sở, ban, ngành, huyện, thị trong tỉnh, các cục, vụ, viện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ban, ngành Trung ương có liên quan, các nhà khoa học. Nông thôn là nơi sinh sống, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng xã hội... đảm bảo môi trường sống tốt hơn và nông nghiệp là một trong các đối tượng sản xuất của nông dân.

 

Vấn đề tăng thu nhập cho nông dân không chỉ thực hiện bằng cách đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp mà phải từ những thu nhập mới phi nông nghiệp. Đối với cấp tỉnh chủ yếu đi sâu vào đổi mới một phần cơ chế, chính sách phù hợp với địa phương, tạo động lực mới cho sản xuất phát triển với mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, từ đó có giải pháp tác động hiệu quả nhằm giảm huy động và đóng góp, tăng hỗ trợ và đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện. Để nâng cao thu nhập và đời sống, rút ngắn khoảng cách so với các thành phần xã hội khác, trên cơ sở đất đai, vốn, lao động người nông dân cần phải được trang bị những kiến thức để có thể tự quyết định đến phương án tổ chức sản xuất, bố trí lao động, quản lý kinh tế... của hộ gia đình mình. Nhà nước trợ giúp họ về cơ chế, chính sách, cung cấp thông tin, định hướng cho họ trong cơ chế thị trường theo phương châm “Nhà nước chỉ cho nông dân nơi có cần câu, hướng dẫn cách câu cá, câu ở đâu, bằng loại mồi gì, câu cá nào phù hợp với loại mồi đó, cá câu được bán ở đâu. Nông dân phải quyết định câu loại cá nào, câu bao nhiêu, bán cho ai được giá nhất”.

 

Ra sức phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân được Vĩnh Phúc coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là trong điều kiện nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hội nhập ngày càng sâu rộng, toàn diện với nền kinh tế thế giới. Để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân cần phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế-xã hội, trong đó phát triển mạnh công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp là nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn nhằm hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đồng thời tăng thu ngân sách để tái đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

 

Phát triển nông nghiệp, nông thôn, trước hết là phát triển lực lượng sản xuất, trong đó chú trọng phát huy nguồn lực con người, tạo môi trường thuận lợi để giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế và tạo điều kiện cho nông dân chủ động đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, xây dựng nông thôn mới nhằm giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng khó khăn, các xã nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nông dân và các thành phần xã hội khác; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân với phương châm giảm đóng góp, tăng đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện….

Đ.H
Nguồn d
angcongsan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1060163

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72742872