16:16 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rau sắng chùa Hương lên 'sàn'

Thứ tư - 10/07/2019 22:48
“Tấm áo” cũ quá chật nên Hà Nội đang may “áo mới” cho ngành nông nghiệp của thành phố bằng việc hình thành nhiều mô hình như tập trung ruộng đất, áp dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất theo chuỗi, liên kết hợp tác hình thành các HTX...

11-52-50_ru-sng-chu-huong-dc-sn-h-ty01-1526024516
Đặc sản rau sắng chùa Hương.

Cụ thể là  HTX rau Cuối Quý (huyện Đan Phượng), Công ty Chuối Nam Triệu (huyện Mê Linh), HTX Dược liệu Sóc Sơn... Thành phố đã xây dựng và duy trì 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tăng 14 chuỗi so với năm 2018. Các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân tham gia hợp tác.

Đã xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ như gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê... Đồng thời tiếp tục hỗ trợ để nâng cao chất lượng, mẫu mã các sản phẩm trong chuỗi và nhận rộng các mô hình chuỗi an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Thành phố.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã hỗ trợ thêm nhiều mô hình phát triển nông nghiệp như mô hình 6 ha bưởi VietGAP tại Đan Phượng và Hoài Đức, mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP, công nghệ “sông trong ao” quy mô 31 ha tại Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Ba Vì, Phú Xuyên.

Tiếp tục xây dựng phát triển mới 10 mô hình PGS trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, nâng tổng số mô hình PGS trên địa bàn Thành phô lên 35 mô hình tại 35 xã, phường, thị trấn thuộc 17 quận, huyện, thị xã.

Tiếp tục thí điểm cấp 8 giấy xác nhận cho 8 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 18 điểm kinh doanh thực phẩm theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Thường xuyên thành lập các đoàn công tác cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản đi làm việc, học tập, kết nối sản xuất tiêu thụ, xúc tiến thương mại giữa Hà Nội với 21 tỉnh, thành phố trong Ban điều phối Chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho thành phố.

Qua đó, Hà Nội và các tỉnh đã xây dựng và phát triển được 727 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tăng 184 chuỗi so với năm 2018, trong đó có 198 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp - PTNT.

Đã thiết lập và hoàn thiện các tài khoản quản lý cho “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thuỷ sản thực phẩm thành phố Hà Nội” và các chức năng cho các cấp quản trị theo các sở ngành: Nông nghiệp - PTNT, Công Thương, Y tế, 30 quận, huyện, thị xã, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

11-52-50_5-1650
Đóng gói rau sắng có thể ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR code.

Đến nay, đã quản lý, cấp mã tài khoản quản trị cho 2.077 cho các cơ sở, HTX, doanh nghiệp, cửa hàng sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn thành phố.

Các tài khoản này đang được hoàn thiện thủ tục để các doanh nghiệp tham gia hn.check.net.vn được kích hoạt và bàn giao cho doanh nghiệp sử dụng.

Đã cấp mã QR truy xuất minh bạch thông tin cho 236 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục tham gia hn.check.net.vn với tổng bộ mã truy xuất được quản lý hơn 4.000 mã sản phẩm.

Trong đó 117 cơ sở với hơn 600 mã sản phẩm có nguồn gốc của 30 tỉnh, thành phố đã tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội.

Thay vì để tự phát như trước, đến nay 80,5% các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành đã sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc. Hệ thống đang được mở rộng đối với cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng trồng cây chủ lực của thành phố và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất an toàn với Hà Nội.

Tiếp tục bàn giao tài khoản quản trị cấp huyện cho các huyện Chương Mỹ, Đông Anh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Sơn Tây.

Đặc biệt huyện Mỹ Đức cũng đã đưa toàn bộ sản lượng rau sắng của 70 hộ sản xuất rau sắng trên diện tích gần 50 ha thuộc xã Hương Sơn tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc, lập chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ và bán các sản phẩm tại 4 điểm truy xuất nguồn gốc để quản lý thương hiệu tập thể “Rau sắng Chùa Hương”.

Đây là cả quá trình phát triển từ các bước đồng bộ như xây dựng quy trình sản xuất, quy định, quy chế đến đăng kí nhãn hiệu và cuối cùng là triển khai ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR code.

ĐINH THỊ LIÊN
 
 

 
11-52-50_ru-sng-chu-huong-dc-sn-h-ty01-1526024516
Đặc sản rau sắng chùa Hương.

Cụ thể là  HTX rau Cuối Quý (huyện Đan Phượng), Công ty Chuối Nam Triệu (huyện Mê Linh), HTX Dược liệu Sóc Sơn... Thành phố đã xây dựng và duy trì 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tăng 14 chuỗi so với năm 2018. Các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân tham gia hợp tác.

Đã xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ như gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê... Đồng thời tiếp tục hỗ trợ để nâng cao chất lượng, mẫu mã các sản phẩm trong chuỗi và nhận rộng các mô hình chuỗi an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Thành phố.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã hỗ trợ thêm nhiều mô hình phát triển nông nghiệp như mô hình 6 ha bưởi VietGAP tại Đan Phượng và Hoài Đức, mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP, công nghệ “sông trong ao” quy mô 31 ha tại Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Ba Vì, Phú Xuyên.

Tiếp tục xây dựng phát triển mới 10 mô hình PGS trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, nâng tổng số mô hình PGS trên địa bàn Thành phô lên 35 mô hình tại 35 xã, phường, thị trấn thuộc 17 quận, huyện, thị xã.

Tiếp tục thí điểm cấp 8 giấy xác nhận cho 8 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 18 điểm kinh doanh thực phẩm theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Thường xuyên thành lập các đoàn công tác cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản đi làm việc, học tập, kết nối sản xuất tiêu thụ, xúc tiến thương mại giữa Hà Nội với 21 tỉnh, thành phố trong Ban điều phối Chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho thành phố.

Qua đó, Hà Nội và các tỉnh đã xây dựng và phát triển được 727 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tăng 184 chuỗi so với năm 2018, trong đó có 198 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp - PTNT.

Đã thiết lập và hoàn thiện các tài khoản quản lý cho “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thuỷ sản thực phẩm thành phố Hà Nội” và các chức năng cho các cấp quản trị theo các sở ngành: Nông nghiệp - PTNT, Công Thương, Y tế, 30 quận, huyện, thị xã, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

 
 
11-52-50_5-1650
Đóng gói rau sắng có thể ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR code.

Đến nay, đã quản lý, cấp mã tài khoản quản trị cho 2.077 cho các cơ sở, HTX, doanh nghiệp, cửa hàng sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn thành phố.

Các tài khoản này đang được hoàn thiện thủ tục để các doanh nghiệp tham gia hn.check.net.vn được kích hoạt và bàn giao cho doanh nghiệp sử dụng.

Đã cấp mã QR truy xuất minh bạch thông tin cho 236 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục tham gia hn.check.net.vn với tổng bộ mã truy xuất được quản lý hơn 4.000 mã sản phẩm.

Trong đó 117 cơ sở với hơn 600 mã sản phẩm có nguồn gốc của 30 tỉnh, thành phố đã tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội.

Thay vì để tự phát như trước, đến nay 80,5% các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành đã sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc. Hệ thống đang được mở rộng đối với cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng trồng cây chủ lực của thành phố và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất an toàn với Hà Nội.

Tiếp tục bàn giao tài khoản quản trị cấp huyện cho các huyện Chương Mỹ, Đông Anh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Sơn Tây.

Đặc biệt huyện Mỹ Đức cũng đã đưa toàn bộ sản lượng rau sắng của 70 hộ sản xuất rau sắng trên diện tích gần 50 ha thuộc xã Hương Sơn tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc, lập chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ và bán các sản phẩm tại 4 điểm truy xuất nguồn gốc để quản lý thương hiệu tập thể “Rau sắng Chùa Hương”.

Đây là cả quá trình phát triển từ các bước đồng bộ như xây dựng quy trình sản xuất, quy định, quy chế đến đăng kí nhãn hiệu và cuối cùng là triển khai ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR code.

THEO ĐINH THỊ LIÊN/NONGNGHIEP.VN
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 398

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 392


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 671011

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70898326