18:16 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rối bời sản xuất mía đường

Thứ sáu - 21/09/2012 21:38
Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào niên vụ sản xuất mía đường 2012- 2013 nhưng nghịch lý là cả giá mía lẫn giá đường đều giảm và khó tiêu thụ khiến nông dân và doanh nghiệp chế biến như ngồi trên lửa. Lại một lần nữa ngành mía đường rối bời chuyện sản xuất và tiêu thụ.

Giá mía giảm dưới giá sàn

Tính đến chiều 21-9, vùng mía sớm huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã thu hoạch được 2.000 ha/9.037 ha mía. Song điều khiến nông dân lo lắng là giá ngày càng giảm.

Chị Nguyễn Thị Kim Pha, ấp Phương An, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp nói: “Nếu như hồi đầu vụ giá mía từ 1.050 - 1.100 đồng/kg, nay giảm còn 800 đồng/kg; riêng mía bị ngập nước giá 750 đồng/kg”. Vụ này gia đình chị Pha trồng 6 công mía, đến nay mới bán được 1 công, còn lại 5 công do thương lái trả giá quá thấp, tính ra không lời nên chưa bán.

Cùng nỗi lo trên, ông Nguyễn Văn Chinh, ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, bức xúc: “Cuối tháng 7-2012, các nhà máy đường ở ĐBSCL nhóm họp và đưa ra cam kết mua mía cho dân giá 1.000 đồng/kg (mía 10 chữ đường). Vậy mà nay họ giảm giá xuống còn 940 đồng/kg, riêng thương lái chỉ mua từ dân 750 - 800 đồng/kg”.

Theo Phòng NN- PTNT huyện Phụng Hiệp, năm nay các khoản chi phí đầu vào tăng cao nên giá thành sản xuất mía khoảng 850 đồng/kg. So sánh với giá mía hiện tại, hầu như nông dân khó có lời sau gần một năm vất vả trồng mía. Riêng những hộ canh tác không đạt năng suất chỉ hòa vốn, thậm chí lỗ. Điều này cho thấy lời hứa của các nhà máy đường về việc đảm bảo lợi nhuận cho nông dân 30% gần như không thực hiện được.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), đến nay vùng ĐBSCL có 6/10 nhà máy đường hoạt động. Không chỉ 3 nhà máy ở Hậu Giang là Vị Thanh, Phụng Hiệp và Long Mỹ Phát triển khai thu mua mía chạy lũ cho nông dân huyện Phụng Hiệp, mà các nhà máy khác ở Long An, Cà Mau… cũng đang mua tiếp ứng nhằm tránh tình trạng mía bị ngập lũ gây thiệt hại. Nỗ lực là vậy nhưng giá mía vẫn giảm bởi giá đường cát trên thị trường hiện ở mức thấp.

Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ, chia sẻ: “Việc giá mía giảm dưới 1.000 đồng/kg như cam kết của các nhà máy đường là bất khả kháng. Cốt lõi của việc này là ảnh hưởng giá đường cát chỉ còn 15.000 - 15.200 đồng/kg và khó tiêu thụ nên nhà máy sản xuất không hiệu quả. Chỉ riêng 2 nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh, mỗi ngày sản xuất khoảng 500 tấn đường nhưng bán ra thị trường chỉ được 50 tấn”.

Đường nhập lậu thao túng

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng tiểu vùng mía khu vực ĐBSCL cho biết, thời điểm tháng 7-2012, giá đường từ 16.000 - 17.000 đồng/kg, nay giảm còn 15.000 đồng/kg. Ngoài sức mua trên thị trường yếu dần thì vấn đề khó nhất là ảnh hưởng từ lượng đường cát Thái Lan nhập lậu khá nhiều qua biên giới Tây Nam, bán chỉ 14.800 đồng/kg, thấp hơn giá đường trong nước.

Thật ra chuyện đường nhập lậu thao túng thị trường nội địa đã diễn ra từ lâu nhưng đến nay các ngành chức năng chưa có giải pháp ngăn chặn. Thống kê của VSSA, đường nhập vào nước ta mỗi năm hơn 400.000 tấn, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng đường sản xuất trong nước. Đáng lo ngại là đường nhập lậu hiện nay không chỉ qua biên giới Tây Nam, mà ở các cửa khẩu miền Trung và miền Bắc cũng tràn ngập đường lậu.

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch VSSA bức xúc: “Đường lậu tuồn vào Việt Nam khiến Nhà nước thất thu khoảng 600 - 650 tỷ đồng tiền thuế mỗi năm, chưa kể các đối tượng buôn lậu “né” được nhiều tỷ đồng từ thuế thu nhập doanh nghiệp”. Nguyên nhân đường lậu thao túng được thị trường nội địa là do giá bán thấp hơn các nhà máy đường trong nước từ 500 - 1.000 đồng/kg.

Giải thích vấn đề này, VSSA cho rằng, trình độ sản xuất mía đường của Thái Lan khá cao theo mô hình công nghiệp. Do đó chi phí giá thành của Thái Lan rất thấp, cộng với các chính sách bảo hộ cho ngành đường. Trong khi đó, sản xuất mía đường ở nước ta còn dạng nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu dẫn đến chi phí giá thành cao nên không thể cạnh tranh lại.

Để ngăn đường nhập lậu, mới đây VSSA vừa ký biên bản thỏa thuận cùng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) hợp tác chống buôn lậu mặt hàng đường. Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết, sẽ có kế hoạch cụ thể về quản lý xuất nhập khẩu và chống buôn lậu mặt hàng đường trong thời gian tới. Cục cũng đề nghị các nhà máy đường trong nước khi sản xuất nên ghi rõ số lượng, chủng loại, độ màu của đường… để dễ phân biệt đâu là đường nội, đâu là đường lậu. Động thái tích cực là vậy, song hiện tại ngành mía đường vẫn bộc lộ nhiều yếu kém; trong đó mối quan hệ giữa nhà máy với nông dân và người tiêu dùng luôn trục trặc.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần cảnh báo, không bao lâu nữa, Hiệp định AFTA có hiệu lực và thuế nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam bằng 0. Lúc đó, ngành đường nước ta khó cạnh tranh so với các nước nếu không sớm chuyển đổi.

 

 
 
  • Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch VSSA

"Vấn đề cấp bách lúc này là tích cực đầu tư cho ngành mía đường để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh. Các nhà máy đẩy mạnh đầu tư vùng nguyên liệu, gắn kết chặt hơn với nông dân. Ngành nông nghiệp quy hoạch lại vùng mía theo hướng sản xuất quy mô lớn, giảm nhỏ lẻ. Nếu làm đồng bộ nhiều giải pháp và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà máy đường với nông dân cùng người tiêu dùng, ngành đường sẽ lớn mạnh"

 
 

 

H.Lợi - N.Thanh
sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 352

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 350


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 726163

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70953478