02:17 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rộng đường cho xuất khẩu nông sản

Thứ bảy - 01/04/2017 03:17
Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo Bộ NN&PTNT với hơn 30 DN chế biến, xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản diễn ra chiều 30/3, rất nhiều khó khăn, tâm tư đã được gửi gắm.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các đơn vị trực thuộc thường xuyên tổ chức đối thoại, tháo gỡ khó khăn, mở đường cho XK nông sản.
Khó khăn chồng chất
Trong thời gian qua, XK nông sản của nước ta dù đã đạt được kết quả tích cực, song phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do sức ép cạnh tranh và yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu. Một số mặt hàng chủ lực, nhất là lúa gạo đã không còn duy trì được vị thế và sức bật như thời gian trước. Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2017, XK gạo giảm 18,1% về khối lượng và giảm 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Khối lượng cà phê XK cũng giảm 5,4%, hạt điều giảm 8,6%...
 
Ngoài những tác động của thị trường, bản thân các DN trong nước cũng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức. Ông Lại Cao Lê – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Chè Việt Nam chia sẻ, chè, cà phê, hạt tiêu đều có giá trị XK như nhau nhưng lại bất bình đẳng về chính sách thuế. Cụ thể, với mặt hàng cà phê và hồ tiêu được miễn thuế VAT nhưng sản phẩm chè lại không được hưởng chính sách này, gây khó khăn cho DN XK. Bên cạnh đó, theo ông Lê, hiện nay cũng cần phải siết chặt quản lý các đơn vị XK, tránh tình trạng làm ăn bừa bãi, ảnh hưởng đến danh tiếng của chè XK Việt Nam. “Những đơn vị nào đủ điều kiện ATTP mới cho phép XK, còn lại kiên quyết dẹp bỏ” – ông Lê kiến nghị.
Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nafood (Nghệ An) lại trải lòng về sự đơn độc của DN trong quá trình phát triển nghề trồng, chế biến, XK chanh leo – một sản phẩm rất có tiềm năng hiện nay. Nafood là DN tiên phong đưa cây chanh leo vào chuỗi giá trị sản phẩm, với thị trường XK lớn nhất là Thụy Sĩ. Ông Hùng cho hay, tiềm năng của cây chanh leo lớn, nếu quy hoạch đúng có thể đạt doanh thu XK tỷ USD. Tuy nhiên, điều băn khoăn của DN hiện nay là chưa được bảo hộ về giống, trong khi đang phải cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm giống chanh leo của Đài Loan ngay trên sân nhà.
Thường xuyên gỡ khó
Để tạo điều kiện cho XK nông sản, nhiều DN đề nghị Bộ NN&PTNT sớm ban hành quy trình, quy chuẩn chất lượng sản phẩm để các DN cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh. Đồng thời trong quá trình kiểm tra, truy xuất nguồn gốc, kiểm định chất lượng phải làm chặt chẽ để tạo sự công bằng cho các DN đầu tư lớn, tránh tình trạng “cá mè một lứa”. Đặc biệt, nhiều DN bày tỏ mong muốn được Bộ NN&PTNT kết nối, tiếp cận với công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để nâng cao giá trị nông sản.
Trực tiếp trả lời từng kiến nghị của DN, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, một trong những khâu yếu nhất của ngành nông nghiệp là chế biến nông sản do thiếu công nghệ, kinh nghiệm tổ chức và kỹ năng xúc tiến thương mại. Chính vì thế, tại buổi đối thoại, Bộ NN&PTNT có mời đại sứ phái đoàn Việt Nam tại Geneve (Thụy Sĩ) để cung cấp thông tin về một số mô hình, công nghệ chế biến nông sản tiên tiến của châu Âu để các DN tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn. Qua đó thúc đẩy thật nhanh chế biến, tạo ra giá trị cao nhất của nông sản.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết thêm, tất cả sản phẩm XK chủ lực hiện nay đều cần công nghệ mới bởi mới chỉ có một số nhóm sản phẩm như thủy sản, hạt điều có điều kiện đi trước. Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị trực thuộc thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại với DN theo từng chủ đề, lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… theo tinh thần xây dựng Chính phủ kiến tạo. Qua đó tháo gỡ khó khăn cho DN, đẩy mạnh XK nông sản.
 
Theo: Thắng Văn/kinhtedothi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 98


Hôm nayHôm nay : 25661

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 881930

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64867874