21:57 EST Thứ sáu, 03/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sắc xuân Tuyên Hóa

Thứ hai - 29/02/2016 22:42
Cứ mỗi độ xuân về, tôi lại có những chuyến hành trình ngược con đường Quốc lộ 12 A để được lên với Tuyên Hoá, một trong những địa phương đi đầu ở Quảng Bình trong phong trào phát triển kinh tế vườn rừng kết hợp, mang lại hiệu quả cao, để cảm nhận được sự khởi sắc từng ngày của vùng quê miền tây này.

 

 

Mùa xuân năm nay, trong niềm phấn khởi, sự kì vọng và niềm tin vững chắc vào một nhiệm kì mới sau Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, Tuyên Hoá chào đón chúng tôi trong muôn vàn sắc xuân tươi mới. Chợ phố thị Đồng Lê năm nay dường như có nhiều thêm nhiều mặt hàng hơn. Nhưng ấn tượng nhất với chúng tôi vẫn là những sản vật của các mô hình kinh tế vườn rừng do chính người nông dân Tuyên Hoá làm ra, đã và đang làm nên thương hiệu, thực sự có chỗ đứng trên thị trường, như mật ong, gà thả vườn, lợn rừng, dê, cá, đậu xanh, đậu lạc, hoa quả tươi,…

Huyện miền núi Tuyên Hoá có tổng diện tích tự nhiên 1.149,41 km2, chiếm 1/7 diện tích tỉnh Quảng Bình, trong đó, đất nông nghiệp chỉ có 5.082.21 ha chiếm 4,42%, trong đó đất vùng gò đồi là 15.800 ha, lâm nghiệp 84.32,78 ha, và đất chuyên dùng là 1.478,72 ha,… rất phù hợp với việc phát triển kinh tế vườn rừng kết hợp.

Xác định lợi thế của địa phương là phát triển nông nghiệp và kinh tế vườn rừng kết hợp, cùng với việc chú trọng phát triển thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các cấp, các ngành chức năng ở Tuyên Hoá đã có nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích bà con nông dân trên địa bàn đầu tư, phát triển và nhân rộng nhiều mô hình kinh tế vườn rừng kết hợp, đưa lại hiệu quả kinh tế, cho thu nhập cao, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. 

Muốn biết được tiềm năng, sự phát triển của kinh tế vườn rừng ở Tuyên Hoá, không thể không nhắc đến một số mô hình sản xuất hiệu quả, đưa lại nguồn thu nhập từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng cho nhiều gia đình nơi đây.

Người nông dân làm giàu từ kinh tế vườn rừng đầu tiên mà chúng tôi có dịp trò chuyện là ông Nguyễn Hồng Thơ, người sở hữu nhiều khu rừng trồng có giá trị tiền tỷ ở xã Thanh Thạch. Trong niềm vui phấn khởi sau một năm đầy thắng lợi, ông Thơ cho biết, năm 2000, xuất ngũ, trở về địa phương với số vốn tự có ít ỏi, ông cùng gia đình mạnh dạn phá khu vườn tạp để trồng rừng, dựng chuồng trại chăn nuôi. Nhờ thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, ban đầu chưa có vốn thì tập trung vào chăn nuôi gia súc, gia cầm để tích lũy vốn đầu tư vào trồng rừng đến năm 2005, sau khi được cấp 2,5 ha đất trống đồi núi trọc để lập trang trại, gia đình ông đã phủ xanh diện tích bằng loại cây ăn quả, số còn lại trồng cây trầm dó. Tiếp đó, gia đình ông còn mua hơn bốn ha đất của các hộ gia đình khác để trồng cây keo lai. Hiện nay, bình quân mỗi lứa trang trại của gia đình ông nuôi hơn 23 con lợn nái sinh sản, 60 con lợn thịt và đàn gia cầm hơn 200 con, mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng. Chưa dừng lại những thành công đó, ông cho biết, khoảng đến năm sau, 7 ha rừng trồng sẽ mang lại cho gia đình ông khoảng 600 triệu đồng... Ông phấn khởi cho biết thêm, đối với gia đình ông và nhiều hộ khác, việc xây dựng mô hình kinh tế vườn rừng kết hợp là một hướng đi đúng.

Một hộ nông dân khác xây dựng mô hình kinh tế vườn rừng cũng rất thành công ở Thanh Thạch đó là gia đình ông Võ Đức Thuận ở thôn 1. Cũng xuất phát từ nghèo khó, gia đình lại đông con, năm 2000, gia đình ông đã được xã giao mấy ha đất để trồng rừng kinh tế. Đến nay có 4 ha rừng đã cho thu hoạch, mang lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm, trong đó phấn khởi nhất là năm 2014, thu hoạch 4 ha cây keo, gia đình ông có thu nhập gần 400 triệu đồng…

Một trong những địa phương đi đầu ở Tuyên Hoá trong việc phát triển kinh tế vườn rừng là xã Ngư Hoá. Ở Ngư Hoá, từ năm 2003, có nhiều hộ nông dân ở đây đã mạnh dạn đưa giống cây keo lai, bạch đàn về phủ xanh tại một số diện tích đất trống, đồi trọc trên địa bàn. Nhận thấy đây là một hướng phát triển kinh tế đúng hướng, cấp ủy, chính quyền địa phương đã kịp thời có chủ trương quan tâm, khuyến khích phát triển trồng rừng kết hợp với sản xuất nông – lâm kết hợp. Nhờ đó, đến nay, toàn xã đã trồng được gần 1.000 ha rừng keo lai, bạch đàn và cao su. Tiêu biểu như gia đình ông Lê Viết Cường, thôn 4, khoảng 15 ha; ông Thái Văn Thế, thôn 3, khoảng 15 ha; ông Trương Văn Nhỏ, thôn 1, trên 10 ha... Đây chính là những hộ gia đình nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền ở Ngư Hoá.

Nói đến kinh tế vườn rừng ở Tuyên Hoá, không thể không kể đến cây cao su và tiềm năng của nó trên vùng đất này. Theo báo của UBND huyện, tính đến nay, ở Tuyên Hoá có 620,21 ha cao su, trong đó có 261 ha đang trong thời kỳ khai thác mủ, sản lượng đạt trên 200 tấn, giá trị gần 2 tỷ đồng. Trong những năm trở lại đây mặc dù giá cả mặt hàng mủ có xu hướng giảm xuống, nhưng nhiều hộ gia đình ở đây vẫn quyết định giữ ổn định diện tích cây cao su, vì tin tưởng rằng tương lai cho loại cây công nghiệp này sẽ trở lại sáng sủa như trước đây.

Về diện tích cây lâm nghiệp, nếu như năm 2014, toàn huyện mới có 7.024 ha, đến nay Tuyên Hoá có gần 8.000 ha, riêng năm 2015 trồng mới 747 ha. Hiện nay, địa phương đang tiếp tục khuyến khích đẩy mạnh việc trồng rừng kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2020 sẽ trồng rừng tập trung được trên 3.000 ha, duy trì độ che phủ rừng trên 75% và thực hiện có hiệu quả quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020...

Nhờ phát triển nhanh diện tích rừng trồng, nông dân Tuyên Hoá có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nhờ đó, tổng đàn ong lấy mật trên địa bàn là 3.046 đàn. Năm 2015, tổng sản lượng mật thu được trên 15.000 kg, giá trị khoảng 2 tỷ đồng…

Có thể khẳng định được rằng, kinh tế vườn rừng chính là một thế mạnh của Tuyên Hoá. Kinh tế vườn rừng không chỉ giúp nâng cao đời sống mọi mặt cho nhiều hộ nông dân ở đây, mà còn là tiền đề quan trọng để địa phương này tiến lên xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Nhờ kinh tế vườn rừng, hàng năm, địa phương này đã có thêm nguồn thu gần 40 tỷ đồng. Nếu như năm 2010, thu nhập bình quân tính theo đầu người ở Tuyên Hoá còn thấp, khoảng 7,6 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 15,2 triệu đồng. Năm 2015 ước đạt 18 triệu đồng.

Khẳng định được hiệu quả thực sự của kinh tế vườn rừng, trong năm 2016 và những năm tiếp theo, Tuyên Hoá sẽ tiếp tục chỉ đạo phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng; chú trọng quy hoạch, làm tốt công tác cải tạo rừng, chuyển diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế, nhất là ở các xã Cao Quảng, Thanh Thạch, Ngư Hoá, Thuận Hoá, Lâm Hoá…; nghiên cứu để đưa các loại giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao vào trồng rừng, như các loại cây lấy gỗ, cây dược liệu… Đồng thời, chú trọng việc chỉ đạo gắn trồng rừng với chế biến lâm sản, hạn chế việc bán sản phẩm thô, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm lâm nghiệp, nhằm đóng góp có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới…

Xuân Bính Thân đang về, rảo bước trên những con đường bê tông rộng rãi, phẳng lì xen lẫn trong những cánh rừng cây cao su, cây ăn quả, các loại tràm, bạch đàn bạt ngàn, xanh tốt ở khắp các đường làng, ngõ xóm ở Tuyên Hoá, tôi như cảm nhận được sắc xuân tươi mới đang ngập tràn ở vùng quê này. Cùng với các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, kinh tế vườn rừng đã và đang đem lại cho bộ mặt nông thôn ở vùng quê này đã thực sự khởi sắc. Đời sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy đang đến với mọi người. Cho nên, ở Tuyên Hoá, mùa xuân như dường như đẹp hơn…

Theo khuyennongvn.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 101


Hôm nayHôm nay : 31033

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 85244

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73132215